Chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng, một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe. Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ ăn uống sai cách, dẫn đến tổn thương cơ thể, nhưng tốt nhất là hạn chế việc làm đó lại, nếu không bạn sẽ trở nên ngày càng ốm yếu, nhiều bệnh tật.
Một trong những cách ăn uống sai thường gặp là chọn sai loại thực phẩm khi đói bụng. Dưới đây là một số loại trái cây không nên ăn khi đói để tránh gây hại dạ dày.
Chuối
Trái cây này chứa lượng lớn magiê và kali sẽ gây ra sự gia tăng đột biến về số lượng magiê và kali trong máu, làm mất cân bằng canxi nếu bạn ăn khi bụng rỗng. Ngoài ra, ăn chuối khi đói gây ra các vấn đề ở ruột và tăng lượng đường vào buổi sáng, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và cạn kiệt năng lượng sau vài giờ.
Ăn chuối khi đói có thể làm giảm mức năng lượng của bạn. Lúc đầu, có thể cảm thấy tràn trề năng lượng nhờ hàm lượng đường cao trong chuối, nhưng sau một vài giờ, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy đói và mệt trở lại. Ăn chuối cũng gây một số nguy cơ cho người mắc hội chứng ruột kích thích, gây tiêu chảy.
Hồng
Nếu bạn đang đói bụng thì tuyệt đối không nên ăn quả hồng, bởi quả hồng chứa nhiều pectin và axit tannic. Khi dạ dày trống rỗng nếu bạn ăn hồng sẽ khiến các chất trên phản ứng với axit dạ dày tạo thành các khối gel không hòa tan, dễ tạo thành sỏi dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nếu bạn ăn quá nhiều hồng những viên sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây đau bụng trên, nôn mửa... nguy hiểm tới tính mạng.
Vải thiều
Ít người biết rằng vải thiều không nên ăn khi đói. Do vải thiều chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, khi ăn lúc bụng đói có thể gây ra sự mất cân bằng đường huyết, đặc biệt là khi hệ tiêu hóa chưa được kích hoạt đủ để tiêu hóa lượng đường lớn này.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí ngất xỉu do giảm lượng đường trong máu quá nhanh. Đường trong vải thiều cũng dễ lên men trong dạ dày trống rỗng, dẫn đến đầy hơi, khó chịu.
Dưa chuột
Axit amino trong dưa chuột rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn khi đói thì nó lại là nguyên nhân gây ra đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng... Nếu bạn bị đau dạ dày, vậy càng không nên ăn dưa chuột khi đói vì có thể khiến cơn đau tái phát và bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.
Dứa
Dứa chứa nhiều enzyme bromelain và axit hữu cơ. Khi ăn lúc bụng đói, bromelain có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây cảm giác nóng rát, đau bụng. Bromelain cũng làm tăng tiết axit dạ dày, khiến những người có bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày-thực quản cảm thấy khó chịu hơn.
Ăn dứa khi bụng đói cũng làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày sẵn có. Do dạ dày tiết nhiều axit hơn.
Cam, quýt
Cam hay quýt đều chứa nhiều đường và axit hữu cơ, cộng thêm vị chua nếu chưa chín. Vì vậy ăn khi bụng đói cũng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và tăng axit dịch vị làm cho lá lách và dạ dày đầy nhanh, có cảm giác đầy hơi, nôn nao, ợ chua.
Các loại axit này cũng có thể bào mòn dạ dày nếu hấp thụ khi bụng rỗng trong thời gian dài, gây tổn thương đến niêm mạc và các bệnh viêm loét dạ dày, hình thành sỏi dạ dày.
Nếu bắt buộc phải ăn cam, quýt khi bụng đang đói, ít nhất cũng hãy chọn trái cây tươi thay vì nước ép. Bởi vì khi hấp thụ các axit cùng chất xơ sẽ làm giảm thiểu kích thích dạ dày. Còn với nước ép, đừng uống khi bụng đói mà hãy dùng nó sau bữa ăn.
Cà chua
Cà chua thường dùng để làm salad hay làm nguyên liệu tạo màu khi chế biến món ăn, tuy nhiên vẫn có người ăn sống hay dùng quả để ép lấy nước uống.
Trong cà chua chứa nhiều thành phần như pecine, apocrustic và khi đói cơ thể không thể chuyển hoá các chất này.
Nếu vào dạ mà chúng tiếp xúc với axit và dịch tiêu hoá sẽ gây kết tủa, tạo cảm giác đầy bụng và khó tiêu lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh liên quan về dạ dày.