Dinh dưỡng

Uống quá nhiều trà có ảnh hưởng đến sức khỏe?

  • Tác giả : Giang Thu (Tổng hợp)
Uống trà đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần biết uống trà đúng cách vì việc uống sai đôi khi lại gây hại cho cơ thể.

Trà xanh không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là một siêu thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, việc lạm dụng uống trà quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe:

Gây rối loạn giấc ngủ

Uống quá nhiều trà có thể cản trở giấc ngủ vì sự hiện diện của caffeine trong trà có ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ do caffeine can thiệp vào hormone melatonin, ảnh hưởng đến mô hình giấc ngủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giảm khả năng hấp thu sắt

Trà là nguồn cung cấp tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo hệ quả thiếu hụt hồng cầu.

Mặt khác, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn vẫn nên uống ít hơn 710ml trà mỗi ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gây tình trạng ợ nóng

Sự hiện diện của caffeine trong trà làm trầm trọng thêm sự hình thành acid trong dạ dày dẫn đến ợ nóng, đầy hơi và khó chịu. Hơn nữa, nó cũng gây ra chứng trào ngược acid.

Khiến tâm trạng bồn chồn, lo âu

Thành phần chủ đạo trong trà là caffeine, hợp chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, duy trì mức độ tỉnh táo. Vậy nhưng, nếu bổ sung hàm lượng lớn caffeine, cơ thể lại dễ rơi vào tình trạng bồn chồn, lo âu.

Từ quá trình phân tích và nghiên cứu, các chuyên gia cho biết hồng trà chứa lượng cafein lớn hơn trà xanh. Ngoài ra, lượng cafein có xu hướng tăng lên nếu bã trà ngâm nước quá lâu.

Vậy, nếu muốn giảm lượng caffeine hấp thụ vào cơ thể, bạn nên dùng trà xanh thay vì hồng trà. Đồng thời, không ngâm bã trà lâu trong nước.

Gây ra các vấn đề về răng miệng

Trà, đặc biệt là trà đen có thể làm răng bạn bị ố theo thời gian. Ngoài ra, hàm lượng tannin cao trong trà có thể góp phần hình thành mảng bám, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, điều quan trọng là phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt và hạn chế uống nhiều trà.

Có thể gây loãng xương

Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được đào thải qua đường tiết niệu. Các nhà khoa học cho rằng, không nên uống quá 300 mlg trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương.

Cách uống trà xanh hợp lý

Thời gian thích hợp để uống trà là vào buổi sáng sau khi ăn ít nhất là 1 – 2 tiếng. Hoặc đầu giờ chiều sau bữa trưa 1 – 2 tiếng. Uống trà vào lúc này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm quá trình hấp thụ chất béo từ thức ăn.

Nghiên cứu tại trường Đại học Maryland (Mỹ) cho thấy, mỗi ngày chỉ nên uống 3 – 4 cốc trà (loại cốc 250 ml) là vừa đủ. Trà xanh sẽ cung cấp cho bạn các dưỡng chất và hợp chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa, chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

Giang Thu (Tổng hợp)