Cá là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi kết hợp cá với một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể vô tình gây ra phản ứng hóa học bất lợi, làm mất giá trị dinh dưỡng và tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa |
Cá trắm kỵ tỏi: gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến trướng bụng, sinh ra sán.
Cá chép và thịt cầy: kết hợp hai loại thực phẩm trên sinh ra phản ứng hóa sinh, gây ra chất độc hại cho sức khỏe.
Cá chép kỵ cam thảo: Cá chép và cam thảo đều có vị ngọt, tính hàn, do vậy khi kết hợp với nhau sẽ làm ảnh hưởng xấu sức khỏe, gây lạnh bụng.
Cá chép kỵ thịt gà, lá tía tô: gây mụn nhọt, tệ hơn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Cá chạch khi kết hợp với gan bò – trâu có thể gây ra chứng phong, kết hợp cùng giấm, quả mai khô dễ sinh ra chất độc, gây ngộ độc thực phẩm.
Một số bạn vẫn thường xuyên sử dụng củi gỗ dâu để xông khói hay nấu thực phẩm nhằm tăng hương vị món ăn, nhưng cá thu và lươn khi nấu bằng củi gỗ dâu sẽ gây ngộ độc.
Cá diếc và gan heo: phản ứng sinh hóa gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Cá mực và quả hồng, quả thị, đường đen: Nấu hay ăn cùng trong thời gian ngắn sẽ sinh độc.
Cá và rau kinh giới: Cá không nên kết hợp ăn cùng kinh giới, vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ. Khi kết hợp thực phẩm dưỡng huyết khu phong với cá tính ấm sẽ khiến ngứa ngáy…
Gỏi cá sống uống cùng sữa bò: Nếu ăn phải gỏi cá sống uống cùng sữa bò có thể dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng, đầy bụng khó tiêu, ngộ độc, phát sinh bệnh tật…
Cá với thịt chó: Kiêng ăn cá với thịt chó vì cá có tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt. Ăn phải hai thứ bị nhiệt sinh ra đi kiết.
Điều cần tránh khi ăn cá để tránh gây hại sức khỏe
Không ăn mật cá: Nhiều đấng mày râu thường rỉ tai nhau nên uống mật cá trắm cỏ, cá mè, cá hô để tăng cường sinh lực phái mạnh. Nhưng thực tế đã có rất nhiều người bị ngộ độc mật cá mà chẳng thấy “sức khỏe cậu nhỏ” tăng lên. Thậm chí, có người còn mất mạng vì uống mật cá, nhẹ hơn thì suy thận, suy gan, vô niệu… Có những trường hợp bệnh nhân được cả nhà ưu tiên cho uống mật cá chữa bệnh, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh và men gan thì tăng gấp 200 lần so với mức bình thường. Do đó, tuyệt đối không nên ăn mật các loại cá với hy vọng chữa khỏi bệnh hay tăng cường sinh lực. Nếu khi chế biến cá mà vô tình làm vỡ mật thì bạn nên rửa sạch phần thịt cá bị dính mật trước khi chế biến để tránh bị nhiễm độc từ mật cá.
Hạn chế ăn cá sống: Thường xuyên ăn cá sống, gỏi cá sẽ dễ bị ngộ độc và nhiễm sán do một số loại cá sống ở tầng nước sâu có hàm lượng thủy ngân, sán và ký sinh trùng cao. Đặc biệt lưu ý khi ăn các loại cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Bởi, đây là 4 loại cá được Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ công bố là những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao trong thịt của chúng. Các nhà khoa học còn khuyến cáo rằng, trẻ em từ 2 – 6 tuổi không nên ăn thịt cá sống, tái vì khả năng nhiễm sán vào máu, đường ruột là rất cao.
Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói là thói quen không tốt đối với cơ thể, vì khi đang đói ăn cá vào sẽ làm tăng lượng nhân purine và sẽ chuyển hóa thành acid uric gây tổn thương ở các mô. Và đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Do vậy, những người bị bệnh gout tuyệt đối không ăn cá khi đói, hạn chế ăn cá biển, thậm chí là loại bỏ cá biển khỏi thực đơn hàng ngày để phòng bệnh tái phát và giảm cơn đau do bệnh gây ra.