Chữa bệnh không dùng thuốc

Người bị thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn gì?

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe xương khớp có mối quan hệ mật thiết. Theo đó, bổ sung đủ dưỡng chất có lợi trong bữa ăn hàng ngày ngoài góp phần bảo vệ xương khớp còn hỗ trợ tái tạo, phục hồi tổn thương tốt hơn.

Theo các chuyên gia về sức khoẻ, việc điều trị dứt điểm thoái hóa khớp là không thể, nhưng người bệnh có thể phục hồi và làm giảm được triệu chứng của bệnh trong cuộc sống hằng ngày nếu thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Thoái hóa khớp gối thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Ảnh minh họa

Thoái hóa khớp gối thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. Ảnh minh họa

Người bệnh nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao các bộ môn như bơi lội, đạp xe, đi bộ… để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Đặc biệt nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin, hạn chế dầu mỡ, bổ sung rau củ quả… Thực phẩm hàng ngày quyết định rất nhiều trong việc làm bùng phát các cơn đau hay giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị xương khớp.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người bị thoái hóa khớp gối nên tránh:

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường có thể gây ra cho khớp những cơn đau tồi tệ và gia tăng tình trạng viêm. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường bạn rất dễ mắc các căn bệnh liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…

Thực phẩm nhiều muối

Tiêu thụ thực phẩm nhiều muối sẽ gia tăng lượng natri cao, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào, hoàn toàn không tốt cho người thoái hóa khớp. Muối cũng gây hại cho thận phải ở trong tình trạng lọc liên tục. Ăn muối có thể gây mất canxi từ xương trong khi canxi là yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh, nếu xương bị mất canxi sẽ trở nên yếu, dễ gãy hơn, gia tăng nguy cơ loãng xương.

Thực phẩm giàu Ages

Nếu không muốn gia tăng tốc độ lão hóa hãy tránh xa các thực phẩm giàu Ages. Đồ ngọt (bánh kẹo) sẽ làm tăng lượng đường, làm các phân tử đường thừa ra sẽ kết hợp với các protein, tạo ra các sản phẩm glycat hóa bền vững (tức Ages), sau đó các Ages sẽ hủy hoại collagen, chất ngăn ngừa lão hóa. Lúa mì cũng có chứa Ages – hợp chất glycat hóa bền vững, gia tăng tiểu đường và tình trạng lão hóa của cơ thể.

Rượu, bia

Đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ khiến bạn tích tụ các chất độc trong gan, gia tăng tình trạng mất nước, thiếu ngủ, chính là những yếu tố gia tăng tốc độ lão hóa.

Acid béo omega-6

Có hai acid béo không bão hòa đa chính trong chế độ ăn uống là acid béo omega-3 và acid béo omega-6. Nếu acid béo omega-3 tạo ra đặc tính chống viêm thì acid béo omega-6 lại ảnh hưởng tới việc gây viêm.

Người bị thoái hóa khớp gối nên tiêu thụ nhiều đậu nành, ngô, dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu hạt cải, thịt gia cầm và các loại hạt. Thay vì thịt đỏ, hãy đáp ứng nhu cầu protein bằng nhiều khẩu phần có nguồn gốc từ sữa, đậu và hạt. Các loại hạt là nguồn cung cấp canxi, magie, kẽm, vitamin E. Quả hồ trăn, quả óc chó và hạnh nhân chứa chất béo không bão hòa đơn lành mạnh có thể chống lại chứng viêm.

Sữa

Các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo có nhiều chất béo bão hòa và có liên quan đến việc tăng mức độ viêm. Phô mai, sữa nguyên chất, kem, bơ đều có nhiều chất béo bão hòa. Sự kết hợp giữa hàm lượng chất béo và đường cao khiến các loại sản phẩm từ sữa này dễ gây viêm hơn.

Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm gia tăng trong cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm bơ, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, sữa nguyên chất béo, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán...

Một lượng nhỏ acid béo chuyển hóa có tự nhiên trong một số sản phẩm động vật. Nó cũng có thể được tạo ra một cách nhân tạo trong quá trình chế biến và được sử dụng để thêm kết cấu, hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng. Chất béo chuyển hóa làm tăng mức "cholesterol xấu" có liên quan với tình trạng viêm toàn thân.

Giang Thu (T/H)