Gia đình mới

"Điểm" 7 thói quen xấu "phá nát" dạ dày, nhiều người mắc phải

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Bệnh dạ dày không phải hình thành trong ngày 1 ngày 2 mà nó là hậu quả của sự bất cẩn trong thời gian dài. Bệnh thường được phát hiện muộn và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày.

Dạ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Nếu dạ dày không làm tốt chức năng của nó, việc tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc, bạn sẽ phải lĩnh những hậu quả đáng tiếc như béo phì, phát sinh nhiều bệnh trong cơ quan tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung.

Theo TS.BS Phạm Văn Bình, Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết, ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh được dự báo có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị thành công rất cao.

"Điểm" 7 thói quen xấu "phá nát" dạ dày, nhiều người mắc phải. Ảnh minh họa

"Điểm" 7 thói quen xấu "phá nát" dạ dày, nhiều người mắc phải. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thói quen xấu âm thầm "phá nát" dạ dày, nhiều người mắc phải:

Ăn mặn

Chế độ ăn nhiều muối (ăn mặn, ăn trên 5g muối/ngày) không chỉ có tác hại với tim mạch và ăn mặn còn làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày, làm cho các chất độc, các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây tổn thương các tế bào đó.

Người ta thấy tỷ lệ giảm ung thư dạ dày ở các nước Âu-Mỹ có liên quan đến phương pháp bảo quản thịt, cá từ ướp muối sang tủ lạnh. Tỷ lệ mắc tăng ở các dân tộc có thói quen ăn dưa muối, cá muối…

Muối không phải là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên quá nhiều muối sẽ khiến vi khuẩn H.P phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Không ăn uống đúng giờ

Trong một ngày, sự bài tiết dịch vị của dạ dày có khi nhiều khi ít mang tính chu kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn kịp thời.

Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết acid để tiêu hóa thức ăn. Nếu lúc này không ăn, lượng acid sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân, từ đó gây các bệnh dạ dày. Bởi vậy, nếu bỏ bữa hay ăn uống không đúng giờ giấc sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày, viêm loét dạ dày…

Tắm sau khi ăn

Trong quá trình tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở ra, máu lưu thông mạnh đến các chi nên lượng máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng bị hạn chế.

Tình trạng này làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…có thể gặp biến chứng.

Nếu muốn đi tắm sau khi ăn, bạn nên chờ khoảng 1-3 tiếng để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi và lượng máu đến cơ quan tiêu hóa không cần nhiều như khi vừa ăn xong.

Làm việc quá sức

Khi bạn làm việc quá sức sẽ dẫn đến sự suy kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng. Từ đó, chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng bị suy yếu.

Điều này dẫn tới dạ dày dễ bị mất cân bằng chức năng bài tiết do không được cấp đủ máu. Khi dạ dày bị dư axít, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn hại và gây ra tình trạng đau dạ dày.

Hoạt động ngay sau khi ăn gây bệnh đau dạ dày

Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1-3 tiếng, máu phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn. Lúc này, bạn nên vận động nhẹ nhàng để lượng máu phân bổ đều cho các cơ quan trong cơ thể.

Nếu vận động mạnh ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ phải dồn lượng máu nhiều hơn tới các cơ bắp khiến cho máu cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa không đủ.

Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, dạ dày sẽ phải co bóp mạnh hơn, do đó dễ gây bệnh đau dạ dày hoặc các bệnh tiêu hóa khác.

Sử dụng nhiều rượu bia và hút thuốc lá

Uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày

Nằm ngay sau ăn

Ngăn cách giữa thực quản và dạ dày là nắp tâm vị. Nắp tâm vị không phải cơ trơn, thực chất là một nếp gấp niêm mạc thừa.

Sau ăn no, thức ăn rất dễ đi ngược từ dạ dày trở lại thực quản và khu vực hầu họng. Nếu ngằm ngay sau ăn, lúc này thức ăn không còn chịu tác dụng chính từ trọng lực, rất dễ đẩy ngược lên tạo hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm và loét thực quản.

Giang Thu (T/H)