Những lý do trào ngược dạ dày hay gặp và khó thay đổi
Trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân trong đó do lối sống là một nguyên nhân hay gặp và khó thay đổi.
Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản: Thông thường, sự hoạt động của cơ dưới thực quản sẽ diễn ra theo một trình tự nhất định. Các cơ này sẽ mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn, sau đó đóng lại, không cho các loại dịch ở dạ dày trào lên. Tuy nhiên, khi các cơ thắt dưới thực quản có vấn đề như lực trương của cơ bị giảm sẽ khiến cho chức năng của các cơ này yếu đi.
Đồng thời, sự tác động của dịch vị đến thực quản bị giảm do axit dạ dày trung hòa với dịch ở thực quản, nước bọt dẫn đến hiện tượng axit dạ dày trào ngược lại thực quản.
Do sự bất thường ở cơ hoành: Phần ổ bụng và phần ngực được ngăn cách bởi hệ thống cơ hoành. Loại cơ này được ví như cánh cổng thành vùng bụng. Khi cánh cổng này khẽ khép lại sẽ tạo động lực cho cơ thắt dưới thực quản. Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên do cơ hoành và cơ thắt dưới không ở cùng một vị trí, không có sự thống nhất trong hoạt động.
Nguyên nhân đến từ sự bất thường ở dạ dày: Do tình trạng thức ăn không được tiêu hóa, tồn lại trong dạ dày. Các bệnh liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hẹp môn vị,... cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào axit dạ dày lên thực quản.
Do lực tác động đến ổ bụng lớn. Các tình huống như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng gây áp lực lớn cho ổ bụng. Từ đó trào ngược axit ở dạ dày có điều kiện để xuất hiện.
Các lý do khác
- Thừa cân: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn người bình thường trong đó có trào axit dạ dày. Nói như vậy vì cân nặng là một trong yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng, cơ thắt thực quản cụ thể là tạo áp lực lớn lên các bộ phận này. Từ đó, nguy cơ mắc chứng bệnh này cũng tăng lên.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Người có thói quen sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói,... có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao.
Vì sao điều trị trào ngược dạ dày thực quản nhiều cách nhưng lâu khỏi? |
Dùng thuốc không đúng cách
Khoảng 10 và 40 phần trăm bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có triệu chứng không đáp ứng hoàn toàn hoặc chỉ đáp ứng một phần với thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Việc tuân thủ thời gian và tuân thủ thuốc ức chế bơm proton (PPI) kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ức chế axit không đầy đủ và GERD kháng trị. PPI nên được dùng trước bữa ăn sáng 30 đến 60 phút để ức chế tối đa bơm proton.
Trong một nghiên cứu bao gồm 100 bệnh nhân bị GERD, chỉ có 46% bệnh nhân được kê đơn PPI cho GERD đang dùng theo lời khuyên. Sử dụng PPI trước bữa ăn giúp kiểm soát tốt hơn pH trong dạ dày so với khi dùng trong hoặc sau bữa ăn.
Tuân thủ thời gian dùng thuốc: Thời gian sử dụng thuốc thường 4-8 tuần. Đôi khi điều trị 7-10 ngày khỏi, nhưng tái phát rất nhanh. Vậy nên cần lưu ý những thuốc như PPI nếu sử dụng mà ngưng đột ngột có thể gây tăng tiết axit bộc phát và khiến bệnh trở lại nhanh chóng.
Mắc bệnh giai đoạn đầu không đi chữa ngay
Đa phần người bệnh chủ quan khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu không đi chữa ngay. Các biểu hiện dễ gây bệnh đó là: Ăn uống, sinh hoạt không điều độ; Ăn đồ chua cay, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh; Ăn quá muộn, ăn đêm; Ăn không đúng bữa, hay bỏ bữa; Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn; Thường xuyên thức khuya; Hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê; Thường xuyên lo lắng, căng thẳng thần kinh; Béo phì cũng là một nguyên nhân; Các thuốc giảm tiết không có tác dụng lâu dài, nên khi ngừng thuốc trào ngược dễ quay trở lại. Ảnh hưởng thời tiết: Thời tiết lạnh cũng là yếu tố dễ bị trào ngược.
Để phòng tránh, cải thiện triệu chứng trào ngược axit dạ dày nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, có thể dùng một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược, chống viêm đường tiêu hóa.
BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường đại học Y dược Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội)