Dinh dưỡng

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.

Trái cây họ cam quýt

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cà phê có tính axit tự nhiên. Khi dùng đồ uống này cùng trái cây họ cam quýt có thể gây khó chịu tiêu hóa, nhất là với người bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Chúng có thể kích ứng niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Thịt đỏ

Uống cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột, nhất là sắt. Thịt đỏ là một trong những nguồn cung cấp sắt heme tốt (loại sắt có trong thực phẩm động vật).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sắt đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ lưu thông máu, sản xuất hormone và chức năng miễn dịch. Uống cà phê với món ăn này có thể làm giảm lợi ích.

Ngũ cốc ăn sáng tăng cường

Ngũ cốc tăng cường là ngũ cốc được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như khoáng chất và vitamin thiết yếu, điển hình là kẽm. Tuy nhiên, cà phê có thể cản trở sự hấp thụ kẽm, ảnh hưởng đến tác dụng của nó.

Món cay

Ăn chung món cay với cà phê có thể gây khó chịu với một số người, đặc biệt là người có dạ dày nhạy cảm. Vì chất capsaicin trong ớt và tính a xít của cà phê có thể khiến các triệu chứng như trào ngược a xít, khó tiêu và ợ chua thêm nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, ăn cay cùng với cà phê sẽ làm tiêu chảy, buồn nôn trở nên khó chịu hơn.

Món nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt mỡ, đồ chiên xào, bơ, phô mai sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu uống cà phê thì một số dưỡng chất trong cà phê sẽ gây cảm giác nặng bụng và khó chịu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, một nguy cơ khác khi uống cà phê chung với các món chứa nhiều chất béo bão hòa là làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu. Hệ quả là không chỉ tăng cholesterol trong máu mà còn cản trở khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

Thời điểm không nên uống cà phê

Cà phê giúp bạn tỉnh táo, tăng cường năng lượng. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào uống cà phê cũng có lợi.

Không uống khi còn quá nóng: Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi vừa pha xong, lúc vẫn còn rất nóng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Thông thường, các nhà hàng đều phục vụ cà phê ở nhiệt độ từ 63-79 độ C, nếu bạn pha cà phê ở nhà cũng sử dụng nước nóng tới 85 độ C. Vì vậy, hãy cố gắng chờ khoảng 5 phút, nhiệt độ cà phê lúc này sẽ ở mức an toàn dưới 65 độ C.

Không uống khi bạn đang lo lắng, căng thẳng: Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, tâm trạng không tốt, cà phê có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn. Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh, sản sinh ra hormone căng thẳng cortisol, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mệt mỏi, rối loạn nhận thức.

Không uống khi thiếu ngủ: Nhiều người cho rằng cà phê là giải pháp tự nhiên giúp bạn tỉnh táo hơn khi buồn ngủ. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy caffeine sẽ không có tác dụng như vậy nếu bạn ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày trong 3 đêm liên tục. Thiếu ngủ gây suy giảm đáng kể trong hoạt động nhận thức và caffeine không thể cải thiện được tình trạng này dù bạn uống nhiều.

Không uống vào sáng sớm: Uống cà phê vào 6h sáng không giúp bạn tăng cường năng lượng. Trong vài giờ đầu tiên khi thức dậy, lượng hormone cortisol đang ở mức cao nhất, giúp bạn tỉnh táo tự nhiên. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên thời gian tốt nhất để uống ly cà phê đầu tiên là vào 10h-12h sáng, khi nồng cortisol bắt đầu giảm.

Giang Thu (T/H)