Y học và đời sống

Vừa ăn cơm, vừa uống nước ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Uống nước trong lúc đang ăn là thói quen “khó bỏ” của nhiều người. Theo một số chuyên gia, việc làm này có thể ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Nước cũng giữ cho các mô trong cơ thể đủ độ ẩm, bảo vệ tủy sống, và như một chất bôi trơn và đệm cho khớp.

Giúp bài tiết chất thải thông qua mồ hôi, đi tiểu và đại tiện. Thận, gan và ruột sử dụng nước để giúp loại bỏ chất thải.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Giảm triệu chứng táo bón.

Giảm cân.

Vai trò của nước đối với cơ thể đặc biệt hơn khi uống nước lạnh làm tăng sinh nhiệt. Tăng nhiệt độ bên trong cơ thể.

Uống nước có thể giúp ngăn ngừa tái phát ở những người từng bị sỏi thận.

Vai trò của nước đối với con người có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, mang oxy đến các tế bào để giữ cho chúng hoạt động tốt.

Vừa ăn cơm, vừa uống nước ảnh hưởng sức khỏe thế nào?. Ảnh Internet

Vừa ăn cơm, vừa uống nước ảnh hưởng sức khỏe thế nào?. Ảnh Internet

Nước tuy rất tốt cho cho cơ thể nhưng nếu không sử dụng đúng và khoa học chúng ta sẽ gặp nhiều hệ lụy, nhất là đối với nhiều người có thói quen vừa ăn vừa uống nước:

Gây ợ chua

Uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng thêm khối lượng cho dạ dày của bạn và làm tăng áp lực lên dạ dày, giống như một bữa ăn lớn vậy. Điều này có thể gây hại thêm một số tình trạng sức khỏe và làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn, từ đó dẫn đến một chuỗi phản ứng phụ, trong đó có chứng ợ chua.

Hấp thụ dinh dưỡng chậm hơn

Kết quả nghiên cứu của một đại học nổi tiếng có đóng góp quan trọng trong việc tìm câu trả lời cho vấn đề vừa ăn vừa uống nước có tốt không. Theo kết quả thu được, việc bổ sung nước cho cơ thể quá nhiều lúc đang ăn sẽ làm dịch tiêu hóa bị loãng ra, tác động tiêu cực đề nồng độ axit trong dạ dày, từ đó những chất dinh dưỡng không còn được hấp thụ một cách tốt nhất nữa, những loại vitamin và chất khoáng được hấp thu giảm mạnh.

Không có lợi cho hệ tiêu hóa

Khi bạn uống nước trong khi đang ăn, lượng nước bọt trong miệng bị loãng ra và gần như mất tác dụng ban đầu, khiến hệ tiêu hóa và dạ dày làm việc mệt mỏi hơn bởi lượng thức ăn chưa được xử lý tốt khi ở trong khoang miệng.

Điều này nếu duy trì thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa, làm dạ dày bị yếu đi, dễ gặp những triệu chứng khó chịu như đầy bụng khó tiêu, chướng bụng, đau bụng, ợ nóng, ợ hơi,...

Gây tăng cân

Uống nước trong khi ăn cũng có thể khiến bạn tăng thêm cân. Khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn đủ, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo, khiến bạn tăng cân hơn. Uống nước trong bữa ăn cũng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn vào máu, làm tăng khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.

Gây khô miệng

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng uống một cốc nước trong bữa ăn có thể làm bạn cạn nước bọt. Một số người thích thêm một lát chanh vào nước của họ, điều này làm cho nó trở thành một thức uống có tính axit ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt của bạn.

Vì nước bọt đóng vai trò như một thức uống lành mạnh cho môi trường miệng của bạn, nên khô miệng có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, bao gồm cả hôi miệng. Nước chanh cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược axit, và có thể làm hỏng men răng của bạn.

Làm loãng acid clohydric

Theo nghiên cứu, dạ dày có chứa acid clohydric, điều cần thiết để phá vỡ thức ăn mà chúng ta ăn. Khi bạn nuốt nước cùng với thức ăn, điều này sẽ pha loãng acid clohydric khiến quá trình tiêu hóa hoạt động sai. Thói quen này lâu dần sẽ khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn, gây ra các chứng bệnh đau dạ dày, ợ hơi, trào ngược dạ dày...

Giang Thu (T/H)