Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru. Gan xử lý các chất dinh dưỡng hấp thụ từ đường tiêu hóa, giải độc, chuyển hóa thuốc và sản xuất các protein quan trọng cho quá trình đông máu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Khi gan bị tổn thương, các chức năng thiết yếu này có thể bị gián đoạn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Duy trì sức khỏe gan không chỉ là tránh bệnh tật mà còn là đảm bảo cơ thể hoạt động tối ưu.
Dưới đây là một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến gan bị nhiễm mỡ:
Thức khuya
Đây là một thói quen nhiều người mắc phải. Khi thức quá khuya, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, gan không được hồi phục.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Được biết, khi ngủ, máu về gan giúp gan thực hiện chức năng “thải độc tố” của cơ thể. Nếu một người ngủ không đủ giấc hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của gan.
Lười vận động
Lười vận động là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng gan nhiễm mỡ. Ở những người thiếu hoạt động thể chất, cơ thể không tiêu thụ đủ năng lượng dẫn đến dư thừa lượng lớn mỡ trong gan.
Lười tập thể dục thể thao cũng có thể gây ra các vấn đề khác như tăng cân, béo phì và làm giảm khả năng cân bằng chất béo. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan mật, tim mạch và xương khớp.
![]() |
Ảnh minh họa |
Để giảm nguy cơ nhiễm mỡ ở gan, các chuyên gia khuyên rằng nên cố gắng duy trì thực hiện vận động thể chất đều đặn. Tham gia vào hoạt động như đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe hoặc tham gia lớp thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần. Hãy xác định mục tiêu và tạo cho mình lịch trình vận động thể chất thường xuyên, đảm bảo thực hiện các hoạt động đều đặn, lâu dài.
Lười uống nước
Theo các chuyên gia nhiều người Việt rất lười uống nước, hậu quả của việc này là cơ thể không nạp đủ nước, không thể chuyển hóa "chất thải" trong cơ thể một cách tốt nhất, nên dễ gây ra những tổn hại cho cơ quan nội tạng, trong đó có gan.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Nước giúp loại bỏ mọi chất thải ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa chất độc tích tụ trong cơ thể và làm tổn thương gan. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ dàng lọc và thải bỏ độc tố. Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.
Sử dụng thuốc bừa bãi
![]() |
Ảnh minh họa |
Uống thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể gây hại cho gan và dẫn đến suy gan. Một số loại thuốc chứa acetaminophen thường được bán không cần đơn thuốc có thể gây tổn thương gan khi dùng liên tục và dùng quá liều lượng.
Ăn kiêng quá mức
Người gầy, thậm chí suy dinh dưỡng cũng có thể mắc gan nhiễm mỡ, thậm chí nguy cơ cao hơn người có cân nặng trung bình. Nguyên nhân là do cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein do thiếu hụt dinh dưỡng, khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa trong gan.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Hay những người giảm cân quá nhanh cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ do quá trình này kích thích lipolysis trong cơ thể, khiến lượng chất béo tăng lên nhanh chóng. Đồng thời, quá trình peroxy hóa lipid cũng diễn ra mạnh hơn, sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương và gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, ăn kiêng quá mức hay giảm cân quá nhanh còn dễ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe tổng thể.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe cho gan?
Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng ngày cần uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh để tăng lượng nước và sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi người lớn cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.
- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.
- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Mỗi ngày cần tập luyện ít nhất 30 phút, các bài tập từ chạy bộ, đi bộ, đạp xe... đều rất tốt cho gan.
- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.
- Không lạm dụng thuốc, phải sử dụng thuốc đúng chỉ định cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
- Ngoài ra, khi có biểu hiện bất thường cần tới cơ sở y tế chuyên khoa gan mật để được thăm khám và tư vấn cụ thể.