Đời sống

Lạng Sơn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025

  • Tác giả : Thùy Linh
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu, rộng vào tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đang mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Nhà nước, cũng như cộng đồng hợp tác xã (HTX) phải có một tư duy mới, cách nhìn mới và có các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX một cách bền vững.
12-1634762504046.jpg

Vai trò KTTT, HTX trong phát triển kinh tế của tỉnh

Xác định vai trò của KTTT, HTX là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp, nông thôn; là phương thức để thúc đẩy sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hóa quy mô lớn đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh và môi trường, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn của tỉnh.

KTTT tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước ổn định và phát triển nhanh về số lượng với nhiều hình thức, trình độ, quy mô khác nhau đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực, an ninh trật tự, giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho thành viên, tổ viên và người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Các HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đồng thời tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng, nâng cao đời sống của thành viên và người lao động, số lượng HTX hoạt động hiệu quả tăng dần qua từng năm.

Bên cạnh đó, có không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, sự liên kết sản xuất giữa HTX - doanh nghiệp, HTX - THT, HTX - người dân từ các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chuyển biến dần từ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường cho thành viên, góp phần làm thay đổi căn bản đời sống của người dân và mang lại hiệu quả kinh tế, bộ mặt nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Trong những tháng cuối năm, hoạt động của doanh nghiệp, HTX có xu hướng ổn định trở lại. Từ đầu năm đến cuối tháng 10 năm 2021, đăng ký thành lập mới 386 doanh nghiệp, đạt 77% kế hoạch, tổng vốn đăng ký 3.424 tỷ đồng; toàn tỉnh có 3.405 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 29.835 tỷ đồng; có 665 chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký hoạt động. Trong 10 tháng thành lập mới 60 HTX, vốn đăng ký khoảng 172 tỷ đồng; hiện có 384 HTX và 2 LHHTX đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký khoảng 989 tỷ đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, KTTT ổn định sản xuất kinh doanh, phục hồi và tạo đà phát triển

trong-dua-chuot-2-1.jpg

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hỗ trợ kinh doanh ổn định sản xuất, phục hồi và tạo đà phát triển trong thời gian tới, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp, KTTT, HTX; Chương trình hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch thực hiện đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, huy động sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và người dân; mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành đồng quyết liệt vì mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe của người dân, nâng cao tinh thần phòng chống dịch Covid-19, đồng thời hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh; không để khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên nguyên tắc khó khăn, vướng mắc phải chủ động, kịp thời, tháo gỡ, giải quyết, đề cao trách nhiệm cá nhân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, gây ùn tắc trong lưu thông hàng hóa; tập trung triển khai các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và người dân.

Đồng thời, tỉnh đã triển khai hỗ trợ kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, tiền viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, sử dụng lao động, đào tạo lao động, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng… cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19. Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, nhất là hợp tác công tư để hỗ trợ cho ngươi lao động tại các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Định hướng phát triển KTTT, HTX

Phát triển KTTT phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy hoạch vùng sản xuất và gắn với công nghiệp chế biến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường và an sinh xã hội của địa phương phù hợp với tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, xây dựng nông thôn mới.

Tạo mọi điều kiện để hợp tác xã tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực của địa phương để phát triển HTX, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn; chú trọng quy hoạch vùng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm chế biến công nghệ cao, chế biến sâu, là sản phẩm chủ lực, OCOP, VietGAP, GlobalGAP... của tỉnh, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Phát triển KTTT đồng bộ theo ngành và các lĩnh vực về nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại dịch vụ, các lĩnh vực khác. Tiếp tục củng cố và phát triển HTX trong các ngành, lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng dân cư. Chú trọng từng bước phát triển mới các HTX trong các ngành và lĩnh vực như HTX vệ sinh môi trường, HTX dịch vụ đời sống, HTX y tế, HTX trường học, HTX dịch vụ nhà ở...

Đồng thời, không chỉ chú trọng hiệu quả về mặt kinh tế mà phải chú trọng hiệu quả về mặt chính trị, đạo đức xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh; nâng cao hiệu quả đóng góp của khu vực KTTT vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Định hướng phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021 - 2025. Lạng Sơn tiếp tục thực hiện và hoàn thiện thể chế chính sách; tuyên truyền, tập huấn các chính sách văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX; tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật HTX năm 2012; nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX; tăng cường công tác quản lý nhà nước về KTTT; huy động các lực lượng xã hội, tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia.

Thùy Linh