Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu đèn tích điện để người tiêu dùng có thể lựa chọn.
Dạo quanh một vòng thị trường, đèn sạc tích điện HRL 2027/30W giá bán 445.000 đồng, đèn tích điện đa năng 360LED Sunhouse SHE-6037LA giá 600.000 đồng, Đđèn tích điện ONGTRE đa năng có thể sạc điện thoại giá 1.148.850 đồng,....
Tuy nhiên, thị trường cũng xuất hiện nhiều loại đèn tích điệng ía rẻ,có loại vài chục nghìn. Đó là đèn tích điện,đèn pin XF-5800T METAL STORE năng lượng mặt trời giá 79.000 đồng, đèn tích điện xách tay led siêu sáng đèn pin siêu sáng tích điện 59.000 đồng, đèn tích điện để bàn siêu sáng 4410 giá 45.000 đồng,....
Từng mua đèn tích điện giá rẻ chị Trang (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, sản phẩm không hề như quảng cáo, mua về thực sự rất phí tiền.
“Thấy mọi người đánh giá lại nên mua, sản phảm sử dụng ổn nên tôi đặt mua, nhưng khi nhận hàng thất vọng tràn trề. Chân sạc thì lỏng lẻo, nút công tắc thì bị kẹt, đẩy mãi mới được. Hôm nhà mất điện bỏ ra sử dụng, đèn rất yếu, tối, dùng 1 lúc là nóng ran như muốn nổ, thời gian sử dụng rất ngắn. Đúng là mua để trải nghiệm, chứ không mong chờ gì”.
Theo kỹ sư Nguyễn Bá Lộc, Công ty CP Thiết bị điện Mười Lộc, đèn tích điện khá tiện lợi nhưng người tiêu dùng cần phải thận trọng khi mua và sử dụng.
Cụ thể, khi tiến hành chọn mua một chiếc đèn tích điện, yếu tố đầu tiên mà người dùng cần quan tâm đó chính là thời gian chiếu sáng dự phòng của đèn. Tùy từng loại đèn sạc khác nhau cho thời gian chiếu sáng dài hay ngắn. Với các loại đèn thông thường thời gian sáng liên tục từ 4 - 8 tiếng, đèn sạc LED công nghệ cao cho thời gian thắp sáng liên tục 20 - 30 tiếng. Thông thường, đèn tích điện cho khả năng thắp sáng càng lâu thì giá thành sẽ càng cao.
Hiện nay, đèn tích điện được bày bán ở nhiều nơi khác nhau với nhiều mẫu mã kém chất lượng, chủng loại không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến việc sử dụng và an toàn đối với người dùng. Người dùng nên mua đèn sạc tại những cửa hàng, đại lý phân phối chính hãng, tránh mua hàng tràn lan qua mạng đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn.