Dinh dưỡng

Bật mí 6 loại quả đem hấp chín sẽ trở thành "thuốc bổ"

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Với một số loại quả, khi nấu chín sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, trái cây có thể được tiêu thụ với nhiều cách chế biến khác nhau. Việc ăn sống hay nấu chín trái cây tốt hơn sẽ phụ thuộc vào loại trái cây và nhu cầu của mỗi người.

Có những trái cây khi ăn tươi chỉ là thực phẩm thông thường nhưng nếu nấu chín đúng cách lại trở thành bài thuốc chữa bệnh. Hoặc có những người có hệ tiêu hóa, sở thích ăn uống phù hợp với từng loại trái cây, cách chế biến nhất định.

Cam hấp muối: Chữa ho, giảm đờm, tốt cho tiêu hóa

Trong vỏ cam chứa chất chống viêm tương tự như indomethacin thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cam có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, giúp làm loãng đờm. Thậm chí, chất beta cryptoxanthin trong vỏ cam còn hỗ trợ điều trị ung thư phổi.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Các thành phần này chỉ có thể thoát ra khỏi vỏ cam sau khi nấu chín, ngoài ra cam hấp đặc biệt thích hợp cho trẻ bị ho lâu ngày, trị dứt điểm mà lại không có tác dụng phụ.

Lê hấp đường phèn: Chữa ho, giải đờm và giữ ẩm cho phổi

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Lê vốn có tác dụng thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho, long đờm, khi hấp chung với đường phèn sẽ càng hiệu quả hơn. Cũng có thể hấp lê với các vị thuốc long đờm, bột giảm ho hoặc mật ong, đặc biệt thích hợp cho người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.

Bưởi hấp: Giải đờm, giữ ẩm cho phổi

Bưởi giàu protein, axit hữu cơ, vitamin, canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố cần thiết khác cho cơ thể con người. Bưởi nấu chín tốt cho dạ dày, điều hòa khí và giải đờm, giữ ẩm cho phổi và thông ruột, bổ khí huyết và tỳ vị, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn, điều trị tiêu hóa.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Nó có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và ức chế các vết loét ở miệng. Ngoài ra, các chất hesperidin và naringin trong vỏ bưởi còn có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối.

Chuối hấp: Nhuận tràng, bổ phế

Với trái cây này, bạn có thể luộc hoặc hấp nếu muốn đạt hiệu quả sức khỏe, giảm cân tốt nhất. Sau khi nấu chín, hàm lượng chất xơ và pectin trong chuối sẽ tăng lên rất nhiều. Đồng thời, hàm lượng vitamin, khoáng chất sẽ không biến mất mà thậm chí còn dễ hấp thụ hơn nhờ phản ứng sau nhiệt. Chuối nấu chín cũng có tác dụng nhuận tràng, bổ phế, tiêu đờm tốt hơn lại dễ tiêu hóa hơn.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Tinh bột kháng trong chuối nấu chín giúp giảm đường trong máu. Ăn chuối luộc cả vỏ trị táo bón, trĩ nội và trĩ ngoại.Ngoài ra, ăn chuối nấu chín còn tốt cho tim mạch, hỗ trợ giấc ngủ và cả giảm cân.. Lưu ý không nên ăn quá 3 quả chuối luộc/hấp mỗi ngày và chọn trái đã già, chưa chín hẳn.

Táo hấp: Trị tiêu chảy, giải độc và bồi bổ dạ dày

Táo tươi ban đầu có tính lạnh, nhưng khi hấp chín, không chỉ không còn tính lạnh nữa mà còn có hiệu quả giải độc và chống tiêu chảy hiệu quả.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Trong táo chứa nhiều pectin, một loại chất có khả năng làm mềm chất thải trong dạ dày và có tác dụng nhuận tràng. Đồng thời khi nấu chín, táo còn có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, từ đó giúp điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, táo cũng giàu chất xơ, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa.

Mía hấp: Giảm đau họng, chống sâu răng

Đường trong mía có thể dưỡng huyết, tính lạnh của mía có thể thanh nhiệt, thích hợp với người hạ đường huyết, tim yếu, đau họng và phân khô.

Ảnh Internet

Ảnh Internet

Mía có nhiều chất xơ nên giúp loại bỏ chất bẩn còn sót lại trong miệng và kẽ răng. Từ đó cải thiện khả năng tự làm sạch và chống sâu răng.

Những người bụng yếu, lạnh bụng ăn mía hấp chín giúp khử bớt tính hàn, không bị ảnh hưởng đường ruột. Hơn nữa, vị của mía hấp cũng rất đậm vị, ngon miệng.

Giang Thu (T/H)