Đậu phụ có nhiều protein và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Nó cũng cung cấp chất béo, carbs, và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Trong 100g đậu phụ có: Protein: 8gram; Carbs: 2g; Chất xơ: 1g; Chất béo: 4gram Mangan: 31%; Canxi: 20%; Selen: 14%; Photpho: 12%; Đồng: 11%; Magie: 9%; Sắt: 9%; Kẽm: 6%.
Chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, điều này làm cho đậu phụ trở thành một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, sử dụng rất tốt cho sức khỏe, có thể mang lại lợi ích sau:
1. Ngừa bệnh tim mạch
Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao.
Ăn đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe |
2. Giảm nguy cơ bệnh ung thư
Tuy từng có thông tin đậu phụ có thể dẫn đến ung thư vú do isoflavone có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen và nồng độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Song, nếu tiêu thụ ít hơn 350g mỗi ngày thì việc ăn các sản phẩm từ đậu nành không hề gây ảnh hưởng.
3. Phòng bệnh tiểu đường tuýp 2
Những người mắc tiểu đường tuýp 2 thường gặp bệnh thận, từ đó khiến cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chỉ tiêu thụ protein đậu phụ bài tiết ít protein hơn so với những người chỉ tiêu thụ protein động vật.
Với lượng đạm thực vật dồi dào bên trong đậu nành, thói quen ăn đậu phụ điều độ mang đến lợi ích sức khỏe cho bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
4. Cải thiện chức năng thận
Protein và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
5. Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe của xương
Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.
6. Ngừa tổn thương gan
Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.
7. Giảm triệu chứng mãn kinh
Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
8. Ngừa các bệnh về não
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn.
Một nghiên cứu khác đã phát hiện isoflavone trong đậu nành có thể cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, tốc độ xử lý và chức năng não tổng thể ở một số người lớn.
Khử chất độc trong đậu nành
Giống như hầu hết các loại thực phẩm thực vật, đậu phụ có chứa một số chất chống độc, bao gồm:
Chất ức chế trypsin: Những hợp chất này ngăn chặn trypsin, một loại enzyme cần thiết để tiêu hóa protein đúng cách.
Phytates: có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất, chẳng hạn như canxi, kẽm và sắt.
Tuy nhiên, ngâm hoặc nấu chín đậu nành có thể làm bất hoạt hoặc loại bỏ một số chất chống độc này. Đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu phụ làm giảm phytates tới 56% và chất ức chế trypsin tới 81% trong khi cũng làm tăng hàm lượng protein lên đến 13%. Lên men cũng có thể làm giảm chất chống độc.
Vì lý do này, các loại thực phẩm đậu nành lên men, có chứa men vi sinh - như miso, tempeh, tamari hoặc natto - có ít chất chống độc.