Ảnh minh họa |
Ăn quá nhanh
Thói quen ăn quá nhanh vừa không tốt cho dạ dày vừa gây tăng cân. Nên ăn chậm, nhai kỹ để thưởng thức hương vị món ăn, đồng thời, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tích mỡ thừa.
Ăn uống tùy hứng
Ăn uống theo tâm trạng, sở thích có thể khiến bạn tăng cân nhanh, dễ tích tụ mỡ thừa. Để bảo toàn vóc dáng, nên thiết kế thực đơn cụ thể cho từng bữa ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe và không chứa lượng calo quá lớn.
Ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn
Ngồi làm việc ngay sau khi ăn hay nằm ra ghế nghỉ ngơi xem tivi, lướt mạng sau bữa ăn là thói quen không tốt cho sức khỏe và vóc dáng. Khi cơ thể vừa nạp một lượng lớn calo, nằm hay ngồi ngay sẽ khiến lượng calo này tích tụ trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là gây tích tụ mỡ thừa vùng bụng.
Ăn ít chất xơ
Chất xơ cực kỳ quan trọng để kiểm soát cân nặng. Trong một nghiên cứu trên 1.114 nam giới và phụ nữ cho thấy, lượng chất xơ có liên quan đến việc giảm mỡ bụng. Khi tăng 10 gam chất xơ, giúp giảm 3,7% sự tích tụ mỡ bụng.
Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh có thể gây mỡ bụng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chúng chứa nhiều đường, có độ mặn cao và các chất béo chuyển hóa. Vì thế, nên hạn chế tối đa thức ăn nhanh nếu bạn không muốn một chiếc bụng ngấn mỡ.
Ăn món canh cuối bữa
Nhiều người có thói quen ăn canh vào cuối bữa cơm nhưng đây không phải là điều tốt cho vóc dáng. Khi bạn ăn no, cơ thể đã nạp đủ lượng calo cần thiết, nếu tiếp tục ăn canh, lượng calo nạp vào có thể vượt quá mức cần thiết.
Đặc biệt, các loại canh bổ dưỡng sử dụng nước hầm xương thường cung cấp lượng calo rất lớn, có thể khiến dư thừa calo, ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân.
Nên ăn món canh ở đầu bữa để lấp đầy dạ dày, giúp không ăn quá nhiều và quá no.
Uống nước ngọt thường xuyên
Nước có ga thường chứa nhiều fructose dễ khiến tích tụ thành mỡ thừa, gây béo phì. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu, tăng lượng mỡ thừa quanh bụng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.