Gia đình mới

7 thói quen "âm thầm" gây hại cột sống, bất ngờ số 3

  • Tác giả : Giang Thu (Tổng hợp)
Cuộc sống hiện đại hình thành những thói quen làm tổn hại đến cột sống, từ đó gây ra các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là những thói quen hàng ngày đang phá hủy cột sống mà bạn cần tránh:

Làm việc liên quan đến trí óc quá nhiều

Đôi khi, bộ não của bạn phải làm việc quá nhiều trong một thời gian dài và điều này có thể dẫn đến đau lưng.

Trong trường hợp này, ngoài thời gian làm việc hãy cố gắng suy nghĩ thật thỏa mái, dành thời gian nghỉ ngơi hoặc chơi một số môn thể thao, xem phim để quên đi những vấn đề khiến bạn căng thẳng. Khả năng suy nghĩ về điều gì đó khác có thể làm giảm nguy cơ bạn bị đau lưng.

Ngồi làm việc lâu trong văn phòng

Ngồi làm việc quá lâu, đặc biệt là khi bạn lại không cảm thấy thật sự hứng thú trong công việc, có thể khiến bạn có tư thế lưng không đúng, gây áp lực cho cột sống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thói quen ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính trong một tư thế mà không vận động chính là nguyên nhân gây áp lực cho cột sống, chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến hiện tượng đau lưng. Bên cạnh đó, trạng thái không vận động trong suốt một thời gian dài cũng khiến cho cột sống bị thoái hóa.

Thói quen hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc không những gây hại cho phổi mà còn cực kỳ nguy hiểm đối với cột sống của bạn nữa. Chất nicotin trong thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến xương cốt và có thể dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm sớm. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi những đĩa đệm này bị khô, mỏng hoặc nứt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xương sống được lót bằng đĩa hoặc đệm giúp giảm áp lực và sốc trong quá trình di chuyển. Khi bạn hút thuốc sẽ gây ức chế lưu thông dưỡng chất vào đĩa đệm, làm mất nước và khiến cho các đĩa này khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh.

Đeo ba lô quá nặng

Khối lượng của chiếc ba lô và cách đeo ba lô sẽ có thể gây những tác động tiêu cực cho toàn bộ vùng lưng, vai, gáy và cột sống. Nếu bạn chỉ mang ba lô ở một bên vai thì càng dễ khiến cột sống bị cong vẹo, gây gù cột sống…

Thêm vào đó, thói quen đeo ba lô quá nặng cũng không tốt vì sẽ tạo áp lực lớn cho cột sống. Vì thế, trước khi mang ba lô, hãy chắc chắn mình đã soạn sẵn những món đồ thật cần thiết cho vào và không nên để những món đồ linh tinh làm nặng ba lô.

Sử dụng điện thoại di động quá nhiều

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng sử dụng điện thoại di động trung bình 2-4 giờ một ngày có nghĩa là cổ của chúng ta bị cong khoảng thời gian từ 700-1.400 giờ một năm.

Tất nhiên, không thể chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng công nghệ nhưng chúng ta ít nhất cũng có thể chú ý đến cách định vị cơ thể mình mỗi khi dùng chúng. Có thể kiểm soát tư thế của mình khi sử dụng điện thoại, ví dụ như không cúi đầu liên tục để "dán mắt" vào màn hình.

Đi giày không thoải mái

Đau lưng cũng có thể là do bạn đi giày không thoải mái. Vì thế hãy giảm căng thẳng trên đôi chân của mình bằng cách chọn một đôi giày chất lượng tốt, vừa vặn với bàn chân để không phải khiến bạn gồng người lên để giữ nó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu bạn thích giày thể thao hoặc thích mang giày khi thời tiết lạnh, hãy đi tất để giảm ma sát và khó chịu.

Ngồi sai tư thế

Ngồi nhiều, lười vận động, ngồi cúi khom người, ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân, rướn người về phía trước là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống mà đôi khi ta không ngờ tới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở trẻ em, tư thế ngồi học sai ảnh hưởng rất lớn tới cột sống. Học sinh thường có xu hướng ngồi lệch sang một bên khi nghe giảng, viết bài, tư thế này diễn ra trong thời gian dài dễ gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị...

Bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh: Bàn ghế tại trường thường không thể thiết kế riêng biệt cho từng em học sinh, do vậy có những em quá cao, hoặc quá thấp so với độ cao của bàn học.

Giang Thu (Tổng hợp)