Nước ép lựu
Nước ép lựu được liệt kê vào danh sách các loại đồ uống có tác dụng chống lại bệnh tim mạch.
Ảnh minh họa |
Các nhà nghiên cứu của Đại học California đã đo khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và tăng lưu lượng máu đến tim.
Trà đen
Trà đen được sử dụng sau khi lá trà được thu hoạch và sấy khô. Cách chế biến này làm thay đổi thành phần hóa học của lá cây, do đó sản xuất ra một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Trà đen đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, giảm cholesterol LDL (xấu), cải thiện chức năng mạch máu và cải thiện lưu lượng máu trong động mạch vành.
Nước ép mận
Ảnh minh họa |
Nước ép mận từ quả mận khô rất giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Kali trong quả mận giúp nhịp tim ổn định, giảm tác động tiêu cực của natri, góp phần hạ huyết áp.
Nước ép cam – bưởi
Nước ép cam, bưởi là một loại thức uống tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch của bạn. Trong cam chứa một hợp chất gọi là hesperidin có khả năng giảm tắc nghẽn và cải thiện chức năng của các mạch máu.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, B6 và chất xơ... có trong cam, bưởi cũng tham gia tích cực trong bảo vệ sức khỏe.
Uống nước pha với trái cây họ cam quýt còn giúp bổ sung hợp chất flavonoid có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm mức cholesterol và hạ huyết áp.
Nước ép cà chua
Nói đến loại đồ ăn nào có lợi cho hệ tim mạch thì không thể thiếu cà chua.
Ảnh minh họa |
Một nghiên cứu được thực hiện bằng việc quan sát các bệnh nhân Nhật Bản cho thấy những người uống một cốc nước ép cà chua đều đặn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch. Thức uống này giúp cải thiện huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Ngoài ra, cà chua hay nước ép cà chua còn có tác dụng trong việc giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – loại cholesterol “xấu” gây ra các bệnh tim mạch khoảng 3%
Nước khoáng
Mất nước có thể đóng góp một số ít các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch vành, bao gồm độ nhớt máu. Khi cơ thể mất nước, máu sẽ đặc hơn, đòi hỏi trái tim phải mất nhiều năng lượng hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.
Mất nước mãn tính có thể dẫn đến tăng huyết áp (huyết áp cao), mà tốt nhất là nên điều trị bằng cách uống nhiều nước.
Nhiều nghiên cứu đã kết luận, những người uống nhiều nước hàng ngày sẽ có nguy cơ bị bệnh tim vành thấp hơn so với những người uống ít nước.
.