Ảnh minh họa |
Người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi bị suy giảm, vì vậy nếu ăn quá nhiều hạt dẻ cùng lúc có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tỳ vị... Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.
Người có các vấn đề về dạ dày: Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, khiến cho dạ dày làm việc quá sức và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.
Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau sinh: Những đối tượng này cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, không nên ăn quá 10 hạt dẻ mỗi ngày để tránh bị táo bón.
Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.
Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ để tránh gây đau bụng.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Không ăn quá nhiều
Hạt dẻ là tốt, nhưng ăn với số lượng thích hợp, mỗi lần không được ăn quá nhiều. Hạt dẻ cung cấp nhiều carbohydrate và năng lượng cho cơ thể. 5 hạt dẻ có lượng calo tương đương với 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ gây tăng cân.
Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ
Để hạt dẻ có hương vị bùi ngọt thì mọi người thường hay tẩm ướp đường khi nướng rang hạt dẻ, tuy nhiên sử dụng nhiệt độ cao có thể làm đường bị cháy khét, sinh ra các chất gây ung thư. Nên luộc, hấp hoặc hầm hạt dẻ với súp tuy không ngon bằng nướng, rang nhưng đảm bảo an toàn hơn.
Không ăn hạt dẻ có dấu hiệu nổi mốc
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Hạt dẻ nằm trong nhóm quả khô, khi bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Aflatoxin, gây ung thư gan. Nếu không lựa chọn kĩ hạt khi chế biến hoặc ăn sẽ vô tình nạp chất độc vào trong cơ thể.
Thời gian ăn hạt dẻ
Hạt dẻ chỉ ăn trong bữa phụ lúc 9h sáng hoặc 15h chiều. Ăn hạt dẻ ngay sau bữa chính sẽ gây đầy bụng, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.