Y học và đời sống

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch - “kẻ sát nhân thầm lặng”

  • Tác giả : KT
(khoahocdoisong.vn) - Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) là một trong những bệnh lý thường gặp trên bệnh nhân nằm viện với tỷ lệ tử vong cao và chi phí y tế lớn.

TTHKTM được xem như “kẻ sát nhân thầm lặng” bởi 80% trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt. Điều trị dự phòng TTHKTM giúp bệnh nhân được bảo vệ khỏi các nguy cơ và biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Tại hội thảo quốc tế: “Vùng an toàn trong thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch – VTE SAFETY ZONE: Cải thiện quản lý huyết khối: Kinh nghiệm từ thế giới thực” do Sanofi hỗ trợ đã giúp các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam chia sẽ kinh nghiệm với các đồng nghiệp quốc tế nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như nhận thức về TTHKTM, từ đó chủ động đánh giá, dự phòng huyết khối tĩnh mạch trên thực tế lâm sàng tại bệnh viện. Gần đây nhất, ứng dụng KNOW VTE - ứng dụng đầu tiên trên điện thoại di động của Sanofi giúp đơn giản hóa và tạo sự thuận tiện cho cán bộ y tế trong việc đánh giá và dự phòng TTHKTM, giúp cán bộ có thể chủ động đánh giá các yếu tố nguy cơ  thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cho bệnh nhân, sau đó có những biện pháp xử trí phù hợp.

Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 60.000 - 300.000 ca tử vong trên 900.000 ca bệnh TTHKTM. TTHKTT có thể xảy ra với bất kỳ ai hay bất cứ độ tuổi nào nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở các bệnh nhân nằm viện, phẫu thuật, đa chấn thương, ung thư có tình trạng hạn chế vận động (liệt, ngồi, nằm nhiều). Ước tính, có tới 60% trường hợp TTHKTM xảy ra ở bệnh nhân nội viện và hậu phẫu.

Ngoài ra, một số đối tượng  thường sử dụng thuốc chứa estrogen (thuốc tránh thai...),  ít di chuyển trong thời gian dài, thừa cân, béo phì, hút thuốc nhiều. Hậu quả thường thấy của TTHKTM là gây đau chân, phù nề và loét da vùng dưới vị trí tĩnh mạch bị huyết khối. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm nhất của TTHKTM là thuyên tắc phổi với nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Gần một phần ba số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu có tiến triển thành thuyên tắc phổi.

KT