Thay đổi với vai trò phụ nữ trong việc làm và xã hội
Báo cáo cho thấy phụ nữ có ít hơn nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động so với nam giới. Kể cả sau khi tham gia, họ cũng gặp nhiều khó khăn hơn để tìm được việc làm và chất lượng công việc vẫn là một mối quan ngại lớn.
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ tiếp tục cao hơn so với nam giới. Trên toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ rơi vào mức mức 6,2% vào năm 2017, chênh 0,7 % so với tỷ lệ thất nghiệp nam giới là 5,5%. Năm 2018, cả hai tỷ lệ dự kiến sẽ vẫn không thay đổi và giữ nguyên khoảng cách, do đó, với xu thế hiện nay, sẽ không có sự cải thiện cho đến năm 2021.
Phụ nữ cũng bị hạn chế về cơ hội việc làm. Trong số lao động nữ đang có việc làm trên toàn thế giới, gần 15% là lao động gia đình không được hưởng lương, trong khi tỷ lệ này ở nam giới chỉ ở mức hơn 5%. Ở các nước đang phát triển, gần 36,6% phụ nữ so với chỉ 17,2% nam giới là lao động gia đình không được hưởng lương, nghĩa là khoảng cách giữa 2 giới lên tới 19%, mức cao nhất so với các nhóm nước khác.
Mong muốn của người phụ nữ và quyết định tham gia vào thị trường lao động, cũng như khả năng tiếp cận việc làm có chất lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm phân biệt đối xử, giáo dục, công việc nhà không lương, cân bằng giữa công việc và gia đình, và tình trạng hôn nhân. Định kiến về vai trò giới trong xã hội cũng chiếm vị trí lớn trong việc hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm bền vững của phụ nữ.
“Chúng ta cần bắt đầu bằng cách thay đổi thái độ của mọi người đối với vai trò của phụ nữ trong thế giới việc làm và xã hội. Vẫn còn có quá nhiều thành phần của xã hội cho rằng việc một người phụ nữ làm công việc được trả lương là “không thể chấp nhận”,” Steven Tobin, tác giả chính của báo cáo cho biết. Ví dụ, 20% nam giới và 14% phụ nữ cho rằng phụ nữ không thể đi làm việc ở bên ngoài nhà mình.
Giúp phụ nữ tiếp cận thị trường lao động là bước khởi đầu quan trọng. Tuy nhiên, vào năm 2017, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ trên toàn cầu ở mức hơn 49%, thấp hơn gần 27% so với nam giới và dự báo sẽ không có sự thay đổi vào năm 2018.
Mong muốn của người phụ nữ và quyết định tham gia vào thị trường lao động, cũng như khả năng tiếp cận việc làm có chất lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm phân biệt đối xử, giáo dục, công việc nhà không lương, cân bằng giữa công việc và gia đình, và tình trạng hôn nhân. Định kiến về vai trò giới trong xã hội cũng chiếm vị trí lớn trong việc hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm bền vững của phụ nữ.
“Chúng ta cần bắt đầu bằng cách thay đổi thái độ của mọi người đối với vai trò của phụ nữ trong thế giới việc làm và xã hội. Vẫn còn có quá nhiều thành phần của xã hội cho rằng việc một người phụ nữ làm công việc được trả lương là “không thể chấp nhận”,” Steven Tobin, tác giả chính của báo cáo cho biết. Ví dụ, 20% nam giới và 14% phụ nữ cho rằng phụ nữ không thể đi làm việc ở bên ngoài nhà mình.
Tăng cường phúc lợi cho phụ nữ
Bên cạnh lợi ích kinh tế đáng kể, thu hút nhiều phụ nữ hơn tham gia thị trường lao động sẽ có tác động tích cực đến hạnh phúc của họ vì hầu hết phụ nữ muốn đi làm. “Việc một nửa số phụ nữ trên toàn thế giới đang ở ngoài lực lượng lao động, trong khi 58% trong số họ muốn đi làm công ăn lương, là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy có đang những thách thức đáng kể hạn chế khả năng và quyền tự do tham gia lao động của họ”, Phó Tổng Giám đốc ILO phụ trách Chính sách, Deborah Greenfield cho biết.
“Do đó, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách là nên quan tâm đến những khó khăn mà phụ nữ gặp phải mặt khi họ quyết định tham gia vào thị trường lao động, cũng như giải quyết những rào cản mà họ phải đối mặt ở nơi làm việc”.
Báo cáo kêu gọi các biện pháp toàn diện để cải thiện bình đẳng trong điều kiện lao động và thay đổi định kiến về vai trò giới. Điều này bao gồm thúc đẩy việc trả lương bình đẳng cho công việc có giá trị như nhau, giải quyết nguyên nhân gốc rễ của việc phân chia nghề nghiệp theo giới, công nhận, giảm bớt, phân chia lại các công việc nhà không được trả lương, và cải thiện các thiết chế nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ phân biệt đối xử, bạo lực và quấy rối đối với phụ nữ và nam giới trong thế giới việc làm.
Tác giả Tobin kết luận: “Chính sách cũng nên giải quyết các yếu tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến việc tham gia lực lượng lao động bằng cách đưa ra các chính sách cải thiện sự cân bằng giữa công việc và gia đình, xây dựng và duy trì công việc có chất lượng trong các ngành liên quan tới các dịch vụ chăm sóc và hướng tới môi trường kinh tế vĩ mô và kinh tế phi chính thức.”
Thảo Linh