Y học và đời sống

Thiền có giúp điều trị ung thư?

  • Tác giả : Dược sĩ Chu Hà My
 Thiền như một biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng trong cả tâm trí lẫn cơ thể. Việc giải tỏa căng thẳng khi thiền có thể giúp thuyên giảm một số triệu chứng cụ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc ung thư.

Thiền là gì?

Mọi người thực hành thiền định nhằm giúp tâm trí và cơ thể trở nên yên bình và thư giãn.

Có nhiều loại thiền khác nhau. Hầu hết bao gồm thực hành giữ bản thân bất động và yên lặng. Một số phương pháp có bao gồm chuyển động chẳng hạn như thái cực quyền, khí công hoặc thiền đi bộ.

Thiền là một con đường giúp kết nối với trạng thái tự nhiên rộng mở và rõ ràng của tâm trí. Thiền không phải quá trình loại bỏ suy nghĩ mà là giúp chúng ta nhận ra bình ổn tâm trí đang bận rộn hoặc vội vã. Thiền có thể giúp kết nối với hơi thở và mang đến sự bình yên cho tâm trí.

Có nhiều loại thiền khác nhau. Hầu hết bao gồm thực hành giữ bản thân bất động và yên lặng. Một số phương pháp có bao gồm chuyển động chẳng hạn như thái cực quyền, khí công hoặc thiền đi bộ.

Thiền là một con đường giúp kết nối với trạng thái tự nhiên rộng mở và rõ ràng của tâm trí. Thiền không phải quá trình loại bỏ suy nghĩ mà là giúp chúng ta nhận ra bình ổn tâm trí đang bận rộn hoặc vội vã. Thiền có thể giúp bạn kết nối với hơi thở và mang đến sự bình yên cho tâm trí.

Thực hành thiền - Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Thực hành thiền - Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Tại sao bệnh nhân ung thư thực hành thiền?

Một trong những lý do bệnh nhân ung thư thực hành thiền là nhằm giúp bản thân họ cảm thấy tốt hơn. Thiền có thể giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng. Thiền cũng có thể giúp kiểm soát các vấn đề như: Đau; Mất ngủ; Mệt mỏi; Buồn nôn; Tăng huyết áp..

Bệnh nhân chỉ có thể chỉ cảm nhận được lợi ích của thiền sau một khoảng thời gian. Lúc đầu, người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng hơn khi nhận ra tâm trí mình bận rộn như thế nào. Tuy nhiên nếu cố gắng tiếp tục, dù chỉ dành một chút thời gian mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy việc này trở nên dễ dàng hơn. Dần dần sẽ cảm thấy bình tĩnh và ít căng thẳng hơn. Thực hành đều đặn chính là chìa khóa.

Thực hành thiền như thế nào?

Điều này phụ thuộc vào loại thiền cụ thể mà bạn thực hành. Thiền có thể được hướng dẫn bởi: Người đã được đào tạo về thực hành và dạy thiền; Bác sĩ và điều dưỡng; Bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác; Giáo viên yoga

Người bệnh có thể tự thực hành ở nhà, nhưng tốt nhất là nên có một giáo viên thiền có kinh nghiệm hướng dẫn bạn cách làm trước tiên. Điều này có thể chỉ mất vài buổi, mỗi buổi từ 20 đến 30 phút, hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào loại thiền thực hành. Người bệnh có thể học một số loại thiền theo nhóm hoặc nghe/xem các audio/video hướng dẫn thiền.

Thiền là một quá trình rèn luyện và phát triển trong vòng hàng tháng hoặc hàng năm. Đôi khi người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc duy trì thực hành, chính vì vậy, việc có được sự hỗ trợ liên tục từ giáo viên sẽ giúp ích rất nhiều.

Hầu hết các loại thiền đều bao gồm việc tìm một nơi yên tĩnh tránh xa khỏi những ồn ào của cuộc sống hàng ngày. Người tập có thể ngồi hoặc nằm im lặng. Điều quan trọng là người tập cảm thấy thoải mái trong một tư thế cho phép người tập tập trung và tỉnh thức.

Giáo viên sẽ thường xuyên động viên người tập cho phép các suy nghĩ và cảm xúc của mình đến và đi một cách tự nhiên mà không cố đẩy chúng ra xa hoặc ngăn cản chúng. Điều này có vẻ như rất khó lúc đầu. Hầu hết mọi người cho biết sau một thời gian luyện tập điều này trở nên dễ dàng hơn.

Trong một số loại thiền, người tập sẽ cần nói thành tiếng một số câu hoặc cụm từ. Hoặc người tập có thể sử dụng một vật thể giúp đưa tâm trí quay trở lại, chẳng hạn như cây nến hoặc hơi thở. Điều này giúp tâm trí tập trung vào khoảnh khắc hiện tại.

Đa số giáo viên khuyến cáo rằng người tập nên thực hành thiền ít nhất 15-20 phút, hai lần mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên dù chỉ 5 phút mỗi ngày cũng tốt hơn là không thực hành, đặc biệt khi người bệnh cảm thấy bất ổn hoặc khó tập trung. Thực hành trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày sẽ hữu ích hơn thực hành trong một khoảng thời gian dài nhưng vài ngày một lần.

Một lớp học thiền tại Hà Nội - Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

Một lớp học thiền tại Hà Nội - Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

Các loại thiền

Thiền chánh niệm: Chánh niệm có nghĩa là tỉnh thức và hiện diện trong từng khoảnh khắc. Thiền chánh niệm có thể thực hành trong tư thế ngồi. Người tập liên tục nhẹ nhàng đưa sự tập trung và nhận thức của mình về lại hiện tại mỗi khi nhận ra mình đang mơ màng hoặc xao nhãng. Một cách để thực hiện điều này là nhận thức về hơi thở, sử dụng hơi thở như một điểm neo giúp đưa tâm trí trở về hiện tại

Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) là một chương trình 8 tuần dạy về thiền chánh niệm giúp bạn vượt qua căng thẳng và sống cuộc sống thoải mái hơn. Chương trình này được phát triển bởi một người Mỹ tên là Jon Kabat-Zinn.

MBSR bao gồm: Ngồi thiền (nhận thức về hơi thở, tập trung sự chú ý); Cảm nhận cơ thể (nhận thức về các cảm giác trong cơ thể); Chuyển động chánh niệm; Thiền đi bộ; Thiền minh sát

Quan sát cách suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng chúng ta, điều này có thể giúp chúng ta phản ứng lại một cách hiệu quả với các tình huống

Một loại liệu pháp liên quan đến MBSR là liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT).

Thiền tập trung:Trong thiền tập trung, người tập sử dụng một vật thể, chẳng hạn như một bông hoa hoặc một ngọn nến đang cháy, để đưa sự tập trung trở lại hiện tại. Điều này giúp cải thiện khả năng tập trung của tâm trí – là một yếu tố quan trọng trong thiền.

Tưởng tượng và hình dung dưới sự hướng dẫn. Trong tưởng tượng, bạn tạo ra những hình ảnh cụ thể trong tâm trí. Bạn tập trung dùng sự tưởng tượng của mình để tạo ra các bức tranh hoặc hình ảnh vì một nguyên nhân cụ thể nào đó, chẳng hạn như nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư hay giúp bản thân thư giãn.

Trong hình dung dưới sự hướng dẫn (hoặc tưởng tượng dưới sự hướng dẫn), một giọng nói điều hướng sự chú ý của người tập theo cách giúp người tập cảm thấy thư giãn. Giọng nói này có thể đến trực tiếp từ một người nào đó bên cạnh hoặc từ một bản ghi âm được phát lại.

Điều này có thể bao gồm việc hình dung ra hình ảnh của một khung cảnh đầy thư giãn trong tâm trí. Ví dụ, đi bộ trong một khu rừng hoặc nằm trên một bãi cỏ cạnh một hồ nước xinh xắn. Người tập không cần phải có khả năng nhìn thấy bất thứ gì trong tâm trí. Chỉ cần nghĩ về các hình ảnh là đủ.

Thiền siêu việt:Phương pháp này bao gồm việc lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ cụ thể (gọi là “mantra”) mà giáo viên thiền dạy. Mục đích là tăng cường năng lượng và giảm mức độ căng thẳng. Ngoài ra thiền siêu việt cũng giúp tăng cường khả năng tập trung và chú ý vào tâm trí.

Thiền cầu nguyện:Mục đích của thiền cầu nguyện là phát triển đời sống tâm linh. Ý nghĩa của phương pháp này thay đổi tùy thuộc vào tôn giáo hoặc góc nhìn. Trong một số truyền thống, mục đích của phương pháp này là để giúp người tập mở lòng mình với Chúa hoặc một đấng tối cao. Một số khác có mục đích phát triển các phẩm chất tích cực như lòng trắc ẩn hay trí khôn.

Thiền và chuyển động:Một số phương pháp kết hợp thiền với chuyển động để tạo ra sự hài hòa giữa cơ thể và tâm trí. Các hình thức này bao gồm thái cực quyền, khí công, thiền đi bộ và yoga.

Nghiên cứu về thiền trong chăm sóc ung thư

Các nghiên cứu đã nhìn nhận thiền như một biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng trong cả tâm trí lẫn cơ thể. Đa số các nghiên cứu tập trung vào chương trình giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR).

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng MBSR có thể giúp thuyên giảm một số triệu chứng cụ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc ung thư. Chương trình này có thể:

- Nâng cao tâm trạng.

- Cải thiện sự tập trung.

- Giảm trầm cảm và lo âu.

- Giảm các triệu chứng và tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như buồn nôn.

- Tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu cho tới nay nhìn chung đều ở quy mô nhỏ, và thường có các thiết kế nghiên cứu khác nhau, khiến việc so sánh kết quả trở nên khó khăn. Do vậy, việc tiến hành các nghiên cứu lớn hơn là cần thiết. Không có bằng chứng cho thấy thiền có thể giúp phòng ngừa, điều trị hoặc chữa khỏi ung thư hay bất kỳ bệnh lý nào khác.

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp: Nhìn chung, thiền tương đối an toàn và rất hiếm có các tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy việc thực hành thiền song song với quá trình điều trị ung thư thường là an toàn. Tuy nhiên, hãy trao đổi trước với bác sĩ về bất kỳ các liệu pháp bổ sung hay thay thế nào mà bạn muốn thử, để họ có thể có một bức tranh đầy đủ về quá trình chăm sóc và điều trị.

Những người có các bệnh lý về tâm thần nên tham khảo ý kiến bác sĩ và giáo viên thiền có trình độ trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức thiền nào. Điều này là bởi tập trung sự chú ý vào hiện tại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như:

- Trầm cảm

- Lo âu

- Hưng cảm hoặc hoang tưởng

Khi thực hành thiền, người tập có thể nhìn thấy rõ ràng hơn bất kỳ cảm giác lo âu, trầm cảm hoặc các suy nghĩ tiêu cực nào mà người tập đang có. Điều này có thể khiến người tập cảm thấy sợ hãi, buồn bã hoặc mất phương hướng. Điều quan trọng là cần trao đổi lại với giáo viên thiền hoặc liên hệ với bác sĩ nếu người tập cảm thấy lo lắng sau khi thực hành thiền.

Thiền có tốn kém không

Học phí chi trả cho giáo viên và các khóa học thiền phụ thuộc vào loại thiền mà họ thực hành, vào cơ sở tổ chức và trình độ của giáo viên. Tuy nhiên ở Việt Nam thiền chưa thực sự phổ biến và không có nhiều giáo viên cũng như cơ sở có khả năng hướng dẫn thực hành riêng cho bệnh nhân ung thư.

Đôi lời cảnh báo

Bất kỳ ai cũng có thể tự gọi bản thân là giáo viên thiền. Nhưng chỉ có một số khóa học nhất định đào tạo trở thành chuyên gia trong thiền hướng dẫn, hình dung và các kỹ thuật thư giãn. Không phải giáo viên thiền nào cũng có thể hướng dẫn cho bệnh nhân ung thư.

Điều quan trọng là bạn cần học với một giáo viên thiền có trình độ. Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể giúp giới thiệu giáo viên thiền uy tín cho bạn.

Dược sĩ Chu Hà My (Khoa Dược, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

Dược sĩ Chu Hà My