Hiện, sinh viên theo học kinh tế vi mô năm nhất tại Trường Kinh doanh Monash sẽ sử dụng những kiến thức liên quan đến bộ phim Squid Game cho môn học này. PGS Wayne Geerling từ Trường Kinh doanh Monash và đồng tác giả của nghiên cứu “Sử dụng Squid Game để dạy lý thuyết trò chơi” cho biết, lý thuyết trò chơi rất quan trọng, vì nó giúp chúng ta hiểu nguyên lý của việc ra quyết định trong các tình huống chiến lược.
“Những người chơi trong Squid Game là hình ảnh ẩn dụ của các công ty, và chúng tôi đã nghiên cứu các tương tác chiến lược của Squid Game so với hoạt động việc kinh doanh ngoài đời thực, cũng như cách mà người chơi, hay là các công ty, tương tác với nhau. Lý thuyết trò chơi có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực, phân tích cách hành động ảnh hưởng đến người khác và ý nghĩa chiến lược của điều đó”.
PGS Geerling đã nhận thấy rằng, những cảnh trong bộ phim truyền hình siêu nổi tiếng này có thể được sử dụng để dạy về lý thuyết trò chơi. Ông đã phát triển một series hướng dẫn giảng dạy giúp bất kỳ giáo viên nào trên thế giới đều có thể phỏng theo và áp dụng.
“Nhiều sinh viên cảm thấy khó có thể tư duy chiến lược khi phải học các tài liệu qua phương thức dạy học truyền thống. Sử dụng văn hóa đại chúng, như serie Squid Game, có thể là một cách hiệu quả để phá vỡ rào cản quanh việc học bởi nó chạm đến cuộc sống hàng ngày và cho sinh viên thấy được sự kết nối giữa lý thuyết trừu tượng và ứng dụng trong thế giới thực.” - ông cho biết.
“Series này của Netflix tập trung vào 6 trò chơi, chúng tôi đã chọn ra 3 trò đại diện cho các ứng dụng thực tế nhất của lý thuyết trò chơi cho sinh viên” PGS Wayne Geerling cho hay.