Những độc tính có trong món cà pháo
Cà xanh có lượng solanin cao gấp 5 - 10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Do đó, việc sử dụng cà không đúng cách, thường ăn cà sống, cà xanh, chưa chín kỹ sẽ là mối hiểm họa với sức khỏe của bạn.
Khi ăn cà pháo bạn cảm thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe của bạn. Mức độ độc tố nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ độc tố là rất cao. Lượng độc tố thường được tìm thấy trong cà pháo là alkaloids – chất gây ra vị đắng.
Nguy hiểm từ việc ăn cà pháo
Nguy cơ ung thư gan và dạ dày: Thông thường, chúng ta có thói quen muối cà vào bình nhựa. Những loại nhựa không đảm bảo chất lượng khiến quá trình lên men của cà, làm sản sinh axit, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào cà.
Chất độc này có tác động trực tiếp đến dạ dày, chất độc được đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và dạ dày.
Ngộ độc Solanin: Đây là một loại độc tố rất nguy hiểm. Nó thường có trong khoai tây mọc mầm hay phần xanh do khoai tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sản sinh ra. Solanin được tìm thấy trong cà pháo cũng tương đương với.
Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Do đó, khi ăn bạn cần cẩn trọng, lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà quá vội khi nó còn chưa chín hẳn. Ở mức độ nhỏ, chất này sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa và thần kinh.
Ăn cà dẫn đến bị ho và viêm họng: Những quả cà pháo xanh chứa lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Do đó, khi ăn bạn cần cẩn trọng, lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà quá vội khi nó còn chưa chín hẳn. Do đó khi ăn nhiều sẽ dẫn đến ho và viêm họng.
Những người không nên ăn cà pháo
Người suy nhược cơ thể: Những người đang bị ốm không nên ăn nhiều cà pháo, vì có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi, khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.
Người mới ốm dậy: Tính hàn trong cà pháo sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà nó còn khiến bạn mệt mỏi.
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ốm nghén, trong khi cà muối xổi có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, vì không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia đưa vào trong cà muối có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm này.
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, gan: Cà muối thường có nhiều muối nên khuyên tránh dùng ở người bệnh tim, tăng huyết áp hoặc bệnh gan, bệnh thận vì muối và các gia vị kích thích có thể làm tăng những nguy cơ ảnh hưởng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách ăn cà muối tránh hại cho sức khỏe
Không nên ăn cà muối mua ở ngoài: Cà muối ở ngoài hàng sẽ tiếp xúc với nhiều người khi đó sẽ bị mất vệ sinh. Bên cạnh đó, nếu người mua không rửa kĩ hay ngâm kĩ cà trước khi muối để loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi ăn có thể gây hại cho sức khỏe.
Không ăn cà muối xổi: Như đã nói ở trên, trong cà muối xổi có chứa solanin cao hơn 5 - 10 lần so với cà muối hoặc cà đã nấu chín và có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, khi mới lên men, cà muối có thể hình thành một số loại vi khuẩn gây hại mà lượng acid lúc này chưa đủ để có thể tiêu diệt chúng.
Không ăn cà đã bị hỏng, nổi váng: Khi muối cà, nhiều người vô tình bỏ qua lớp váng màu vàng hay nấm đen mà vẫn tiếp tục mua, ăn. Các chuyên gia cho biết vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố gọi là aflatocin. Nếu cơ thể hấp thụ trong một thời gian dài có thể gây ra ung thư gan, những tổn thương liên quan tới hệ thần kinh trung ương hay tim, phổi.
Để tránh gây hại cho sức khỏe, nên hạn chế và lựa chọn những cách ăn cà phù hợp.