Y học và đời sống

Ngải cứu trị bệnh phụ nữ

Ngải cứu còn có tên là ngải diệp, nhả ngải (Tày), cỏ linh ly (Thái), quá sú (H’Mông), ngỏi (Dao), tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Ngải cứu thuộc họ cúc, thu hái

Lá ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, tính ấm được xem là bài thuốc hữu hiệu để trị cảm cúm, ho, đau đầu. Lấy 300g lá ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút đem xông trong 15 phút sẽ hết đau đầu, cảm cúm.

Để điều hòa kinh nguyệt, một tuần trước chu trình kinh nguyệt nếu đau bụng kinh, mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải cứu sắc đặc với nước, hoặc hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải cứu chia làm 3 lần uống trong ngày. Nếu kinh nguyệt không đều, đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức:

Lá ngải cứu khô 10g, thêm vào 200 ml nước sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống. Uống 2 lần/ngày. Nếu thai phụ đang trong quá trình thai nghén (đã qua 3 tháng đầu) thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu thì lấy 16g lá ngải cứu tươi, 16gam lá tía tô đem sắc cùng khoảng 600ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ, uống 3- 4 lần một ngày. Để cầm máu, khi bị đứt tay hoặc bị thương, hái một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương.

Flavonoid- một loại polyphenol  trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Cũng vì tính chất kháng viêm, dùng lá ngải cứu giã nát đắp lên da cũng giúp điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Hai công dụng nổi tiếng, nhiều người biết đến là dùng ngải cứu trị bệnh thần kinh tọa, xương khớp ở người có tuổi. Có thể lấy 300g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 thìa mật ong, vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 2 tuần vào buổi trưa hoặc chiều.

Để tăng công dụng, có thể sao nóng ngải cứu đắp vào các chỗ đau, tê. Để tăng cường bổ máu, lưu thông máu, lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, giã nát trộn cùng trứng gà, gia vị, rán vàng ăn với cơm. Tuần ăn 3 lần.

Ngải cứu bổ nhưng vì có nhiều tinh dầu, người bị viêm gan ăn ngải cứu, tinh dầu đi vào gan gây rối loạn chuyển hóa, có thể gây viêm gan cấp tính, vì thế người có bệnh gan không nên ăn ngải cứu. Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên dùng bất cứ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính cũng không nên dùng vì một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

BS Thu Hà