KINH TẾ

Mỹ nâng trần nợ công thêm 2.500 tỷ USD để tránh vỡ nợ, thế giới thở phào

  • Tác giả : Hồng Phong
Để tránh vỡ nợ, Mỹ nâng trần nợ công lên 2.500 tỷ USD. Trước đó 1 ngày, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công lên mức 31.400 tỷ USD. trong đó bao gồm khoản vay của chính phủ liên bang đến năm 2023.

Mức trần nợ công là giới hạn vay của Chính phủ Mỹ để thực hiện các nghĩa vụ công. Bao gồm an sinh xã hội, phúc lợi y tế, trả nợ và lãi suất cùng các khoản thanh toán khác.

Bà Maya MacGuineas, Chủ tịch Ủy ban ngân sách liên bang (CRFB) cho rằng, Quốc hội Mỹ đã nhất trí nâng trần nợ công, thay vì đẩy đất nước đến rủi ro là một quyết định đúng đắn.

Theo bà MacGuineas, vài năm nữa, nước Mỹ mới lại phải nâng trần nợ công. Nhưng trước khi điều này xảy ra, các nghị sĩ cần tập trung vạch ra kế hoạch bắt đầu xử lý vấn đề nợ. Hai đảng cần chịu trách nhiệm đối với vấn đề nợ công lên gần mức cao kỷ lục và phải hợp tác để giải quyết vấn đề này.

Nguyên nhân do trong nhiều tháng qua, các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại cả hai viện Quốc hội đã gây khó khăn cho đảng Dân chủ về việc nâng mức trần nợ công, cũng như bác bỏ kế hoạch tăng chi tiêu và chính sách thuế của Chính phủ Mỹ.

Nhưng Trung tâm Chính sách lưỡng đảng - Một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C., ước tính, chính phủ liên bang sẽ không thể chi trả đúng hạn các khoản vay từ ngày 21/12 nếu Quốc hội Mỹ không tăng mức trần nợ công.

Việc này có thể tác động ngay lập tức đến nền kinh tế toàn cầu.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia trên thế giới không có trần nợ công. Nếu có thì cũng đã giải quyết.

Điển hình như Đan Mạch, trần nợ được đặt ra vào năm 1993 chỉ nhằm phục vụ mục đích hành chính. Bảy năm sau, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, Đan Mạch đã biến trần nợ thành vô dụng gần như chỉ sau một đêm.

Đan Mạch nhận ra rằng đất nước cần phải chi tiêu mạnh tay để thoát khỏi suy thoái, do đó, Quốc hội nước này đã tăng gấp đôi trần nợ từ 950 tỷ krone (170 tỷ USD) lên 2.000 tỷ krone (360 tỷ krone).

Trần nợ mới cách quy mô nợ thực tế của Đan Mạch lớn đến mức quy mô này không còn nghĩa lý.

Cho đến tận bây giờ, Đan Mạch vẫn chưa chạm trần nợ đặt ra năm 2010.

Hồng Phong