Dinh dưỡng

Mẹo ăn thịt không làm axit uric tăng đột biến

  • Tác giả : BS Đinh Minh Trí
Bệnh gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu. Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể tích tụ trong khớp xương. Để hạn chế cần biết cách ăn uống.

Ăn thịt sai cách hạn thận, tim mạch và gây gút

Purine có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất và rất hữu ích trong việc cấu tạo các coenzym.

Purine còn là một hợp chất hữu cơ tồn tại dưới dạng tinh thể không màu. Sau quá trình oxy hóa sẽ chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Hàm lượng purine quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người không có thói quen chần/luộc qua thịt trước khi ăn. Nếu thịt không được chần trước khi ăn thì hàm lượng purine trong thịt sẽ rất cao. Vì vậy, khi ăn thịt nên chần qua trước. Nếu ăn thịt có chứa purine sẽ làm tăng hàm lượng axit uric và tăng nguy cơ tăng axit uric máu.

Mẹo ăn thịt không làm axit uric tăng đột biến - Ảnh BSCC

Mẹo ăn thịt không làm axit uric tăng đột biến - Ảnh BSCC

Sau khi chần thịt trong nước sôi, hàm lượng purine sẽ giảm đi gần một nửa. Xây dựng thói quen ăn uống tốt sẽ giúp ổn định nồng độ axit uric và bảo vệ sức khỏe thận, tim mạch...

Chúng ta cũng nên hạn chế ăn thịt đỏ, hàm lượng purine trong loại thịt này rất cao. Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng hàm lượng purine trong cơ thể, dẫn đến axit uric tăng quá mức.

Ngoài thịt đỏ, với những người có nguy cơ mắc bệnh gout và đang bị bệnh gout cần hạn chế ăn bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có nguy cơ làm tăng mức axit uric trong máu, bao gồm cả các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao như: hải sản, nội tạng động vật, bia rượu, đồ uống có đường.

4 loại đồ uống làm tăng axit uric

Axit uric máu tăng cao là nguyên nhân dẫn tới bệnh gout cũng như các tổn thương ở thận. Dưới đây là 4 loại nước nếu uống quá nhiều có thể làm tăng axit uric trong máu.

Đồ uống có cồn: Việc uống quá nhiều bất kỳ đồ uống có cồn nào đều có thể làm tăng axit uric trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh gout. Đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng thận, khiến thận phải bài tiết rượu thay vì axit uric. Không những thế, đồ uống có cồn có thể làm tăng huyết áp, từ đó làm tổn thương các mạch máu trong thận.

Đồ uống có đường: Các nghiên cứu cho thấy, uống càng nhiều đồ uống có đường, nguy cơ tăng axit uric cũng như nguy cơ mắc bệnh gout, suy thận sẽ càng tăng. Nguyên nhân là do các loại đồ uống này có chứa rất nhiều fructose, một chất sẽ được phân hủy thành purin trong cơ thể.

Một nghiên cứu được đăng trên British Medical Journal vào năm 2009 cho thấy, những nam giới uống từ 2 khẩu phần đồ uống có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 85%

Nước uống tăng lực: Nước uống tăng lực cũng chứa một lượng lớn fructose để tạo vị ngọt. Chính vì thế, uống quá nhiều nước tăng lực cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh gout cũng như các tổn thương về thận.

Nước ép trái cây: Nước ép của các loại trái cây cũng có thể làm tăng axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gout nếu như chúng ta uống quá nhiều. Bởi lẽ các loại nước này cũng chứa nhiều fructose.

Do đó, theo các chuyên gia, để tránh tăng axit uric máu và các bệnh lý liên quan tới tình trạng này, mọi người nên uống các loại nước ép trái cây với một lượng vừa phải.

Để kiểm soát axit uric thì chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng, để phòng và chữa bệnh cần lưu ý:

- Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật, giảm thức ăn chứa nhiều purin nếu bị tăng axit uric máu.

- Tập luyện thể dục đều đặn: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

- Không dùng các thuốc bừa bãi, nếu cần dùng thuốc kéo dài, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

- Hạn chế rượu bia.


BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

BS Đinh Minh Trí