Khoa học & Công nghệ

Máy đo địa chấn đầu tiên trong lịch sử nhân loại có gì đặc biệt?

  • Tác giả : Tâm Anh (theo Amusingplanet)
Vào năm 132 sau Công nguyên, nhà toán học và nhà sáng chế Trương Hành (Trung Quốc) đã phát minh ra máy đo địa chấn. Nó được xem là máy đo địa chấn đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai
Trương Hành là nhà thiên văn học, toán học và là nhà sáng chế nổi tiếng người Trung Quốc sống vào thời nhà Hán. Ở vai trò nhà phát minh, ông được biết đến là người sáng chế ra máy đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Phát minh này được ông "trình làng" vào năm 132 sau Công nguyên.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-2
Máy đo địa chấn là dụng cụ là một công cụ có thể cảm nhận được động đất trên mặt đất trong trận động đất. Sáng chế của Trương Hành có ưu điểm là độ nhạy và khả năng cho biết hướng động đất đến từ đâu.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-3
Trương Hành tạo ra máy đo địa chấn bằng đồng, có hình dạng như một chum rượu với đường kính khoảng 1,8m và có nắp tròn phía trên. Bề ngoài của bình được trang trí bằng 8 đầu rồng hướng về 8 hướng chính của la bàn.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-4
Bên dưới đầu rồng, ở dưới mặt đất của máy đo địa chấn là 8 con cóc. Mỗi con cóc đều mở miệng để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ hứng lấy trái cầu có thể từ một trong những chiếc vòi hình đầu rồng rơi xuống.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-5
Khi một trận động đất sắp xảy ra, sóng xung kích từ một trận động đất làm cho con lắc rung lên và làm kích hoạt các cơ chế bên trong dụng cụ đồng. Tác động đó sẽ khiến chiếc vòi theo hướng có động đất sẽ mở ra, thả quả cầu đồng và rơi vào miệng cóc phía dưới và phát ra âm thanh lớn.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-6
Từ đây, mọi người có thể biết hướng của trận động đất qua đó cảnh báo mọi người ở khu vực đó nhanh chóng sơ tán.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-7
Theo các ghi chép, ban đầu, phát minh máy đo địa chấn của Trương Hành bị nhiều người nghi ngờ. Thế nhưng, nhiều năm sau, một quả cầu đồng từ trên miệng rồng đã rơi xuống miệng cóc phía dưới. Do không ai cảm nhận được mặt đất rung chuyển nên có người chỉ trích phát minh máy đo địa chấn của Trương Hành là thất bại.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-8
Thế nhưng, vài ngày sau, một trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở khu vực cách nơi đặt máy đo địa chấn hàng trăm dặm theo đúng hướng mà phát minh của Trương Hành chỉ ra.
Tan muc may do dia chan dau tien trong lich su nhan loai-Hinh-9
Nhiều thế kỷ sau khi Trương Hành mất, nhiều người nỗ lực tại tạo lại máy đo địa chấn của ông nhưng đều không đạt được mức độ chính xác và độ nhạy tương tự.

Mời độc giả xem video: Giật mình “phát minh thời hiện đại” trong kho báu 20.000 tuổi.

Tâm Anh (theo Amusingplanet)