Đời sống

Mất cân bằng giới tính khi sinh – đã đến lúc tất cả các ban ngành nhập cuộc

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đây đó vẫn còn có sự xem nhẹ. Nó có

Để giải quyết vấn đề này trước hết đòi hỏi phải có sự cam kết chính trị mạnh mẽ, quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể cũng như của toàn xã hội

Tăng cường sự đồng thuận của các ban ngành, đoàn thể

Năm 2016, Thành phố Hà Nội đã ký hợp đồng trách nhiệm với 14 ban ngành đoàn thể trên địa bàn nhằm tăng cường sự phối hợp của các ngành đoàn thể trong việc thực hiện công tác dân số; phát huy thế mạnh của mỗi ngành, đoàn thể trong việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế xã hội hướng đến các mục tiêu dân số trong việc tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên và các nhóm đối tượng phù hợp với chức năng của các ngành, đoàn thể.

Các hoạt động truyền thông giáo dục năm 2016 tập trung vào các chủ đề: nâng cao chất lượng dân số, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số một cách hợp lý, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng, chăm sóc người cao tuổi và đặc biệt là kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh ở mức hợp lý.

Nhận thức rõ được nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số cũng như trách nhiệm của mình, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố đã chủ động phối hợp, đẩy mạnh triển khai các hoạt động vận động, truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS- KHHGĐ, qua đó tăng cường sự tham gia và tạo đồng thuận của toàn xã hội đối với các vấn đề DS- KHHGĐ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thái độ, hành vi của các nhóm đối tượng; góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và ổn định quy mô dân số Thủ đô.

Chung  hành động giảm thiểu nguy cơ

Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tập trung phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật, chính sách dân số về cấm lựa chọn giới tính thai nhi; Đôn đốc sự vào cuộc của các Bí thư Chi bộ, Đảng bộ đối với việc tuyên truyền thực hiện chính sách DS- KHHGĐ.

Liên đoàn Lao động thành phố đã tổ chức 02 cuộc truyền thông về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tới các đoàn viên công đoàn khối cơ quan xí nghiệp và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,công nhân viên chức Liên đoàn; 02 cuộc Hội thảo nâng cao chất lượng công tác truyền thông về DS- KHHGĐ cho công nhân viên Liên đoàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tập trung tuyên truyền, vận động về bình đẳng giới; tổ chức 04 cuộc truyền thông về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ; Phối hợp tổ chức 02 cuộc tọa đàm “Vai trò của phụ nữ trong việc khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ”; Tổ chức 04 cuộc truyền thông kiến thức CSSKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới cho phụ nữ cao tuổi.

Hội Nông dân tập trung truyền thông các chính sách về DS- KHHGĐ tại cac địa bàn có mức sinh cao; tuyên truyền về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh cho nhóm nam nông dân.

Sở Thông tin truyền thông tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về chính sách Dân số; vi phạm về lựa chọn giới tính khi sinh.

Hội Người mù Thành phố tổ chức 03 cuộc truyền thông về chính sách DS – KHHGĐ, mất cân bằng giới tính cho người khiếm thị.

Thành đoàn Hà Nội tuyên truyền cho các cán bộ đoàn chủ chốt về hệ lụy và những hậu quả của tình trạng MCBGTKS cho các đoàn viên thanh niên từ thành phố xuống cơ sở.

Hôi Kế hoạch hóa gia đình, Hội Chữ Thập đỏ, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong…. tập trung truyền thông các chính sách về DS- KHHGĐ tại các địa bàn có mức sinh cao, bổ sung kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ  chi, tổ hội viên cơ sở.

Bên cạnh công tác truyền thông, giáo dục, một trong những hoạt động cũng được thành phố Hà Nội chú trọng là công tác tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và MCBGTKS cho cán bộ các ban ngành đoàn thể tại các quận, huyện, thị xã; đặc biệt ở những địa phương có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Chi cục Dân số – KHHGĐ Hà Nội đã tiến hành tập huấn tại 06 quận, huyện có tỷ số giới tính đặc biệt cao trên địa bàn thành phố là Long Biên, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai và Thường Tín. Với 300 học viên là cán bộ dân số và các ban ngành đoàn thể cơ sở phối hợp, nội dung tập huấn nhằm cung cấp các kiến thức về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản; về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp kiểm soát tình trạng MCBGTKS; Phổ biến các quy định của pháp luật, chính sách dân số về cấm lựa chọn giới tính thai nhi và nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động cộng đồng về giảm thiểu MCBGTKS.

Thông qua các buổi tập huấn đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc các ban, ngành, đoàn thể tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về DS- KHHGĐ; Góp phần tích cực giảm thiểu tình trạng MCBGTKS trên địa bàn Thủ đô.

” Với tỷ số mất cân bằng giới tính cao như hiện nay (114,5 trẻ trai/100 trẻ gái), Đề án Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) giai đoạn 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế phê duyệt là điều kiện vô cùng thuận lợi để Hà Nội tăng cường triển khai các hoạt động mạnh tay giảm tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố.

Vì vậy, cơ chế phối hợp liên ngành là biện pháp bền vững và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhằm thay đổi tư tưởng, quan niệm trọng nam khinh nữ, ưa thích con trai và các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đồng thời đẩy mạnh việc bình đẳng giới”.

Hà My