Loại bỏ mùi hôi miệng bằng những nguyên liệu đơn giản có sẵn tại nhà. Ảnh minh họa |
Nguyên nhân gây hôi miệng?
Thực phẩm có mùi
Ngoài những mảng thức ăn còn sót lại trong miệng, một số loại thực phẩm có thể làm hơi thở có mùi khó chịu và gây hôi miệng. Việc sử dụng tỏi hành và các loại gia vị khác sau khi được tiêu hóa sẽ đi vào máu. Chúng sẽ được đưa đến phổi của bạn, từ đó làm ảnh hưởng đến hơi thở, đặc biệt là ăn vào buổi tối muộn hoặc trước khi đi ngủ.
Khô miệng
Nước bọt có tác dụng trong việc vệ sinh răng miệng, giúp tiêu diệt vi khuẩn và rửa trôi thức ăn còn sót lại trong miệng. Tình trạng khô miệng sẽ làm giảm khả sản xuất nước bọt, khiến lượng nước bọt sẽ giảm đi trong lúc ngủ. Do đó, mỗi khi thức dậy thường xuất hiện hơi thở khó chịu trong miệng.
Do các loại thuốc đang sử dụng
Tình trạng khô miệng cũng là tác dụng phụ của một số thuốc gây ra. Một số loại thuốc sau khi được hấp thụ vào cơ thể, sẽ giải phóng các hóa chất có mùi hôi vào cơ thể của bạn.
Bỏ bê việc chăm sóc răng miệng
Ngó lơ việc loại bỏ thức ăn thừa trong miệng và vi khuẩn gây hại cũng là nguyên nhân gây hôi miệng. Coi thường việc chăm sóc răng miệng cũng có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu.
Gợi ý một số chất làm thơm miệng tự nhiên có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hôi miệng:
Nước
Uống ít nước trong ngày cũng có thể khiến miệng có mùi. Nước giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng và cũng ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong miệng, giúp giữ cho hơi thở thơm tho.
Nước giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng. Ảnh minh họa |
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy hơi thở có mùi nhiều, hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể vắt nửa quả chanh vào nước để hơi thở thơm mát hơn.
Vỏ quế
Vỏ quế có vị ngọt cũng có thể giúp bạn thoát khỏi vấn đề hôi miệng. Cũng giống như đinh hương, quế cũng chứa đặc tính kháng khuẩn có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây mùi trong miệng.
Vỏ quế có vị ngọt cũng có thể giúp thoát khỏi vấn đề hôi miệng. Ảnh minh họa |
Chỉ cần ngậm một miếng vỏ quế nhỏ trong miệng vài phút để khắc phục tình trạng hôi miệng.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối giảm hôi miệng. Ảnh minh họa |
Súc miệng bằng nước muối ấm có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong miệng, giúp hơi thở thơm tho. Nước mặn khiến vi khuẩn gây mùi khó sinh sôi trong miệng và loại bỏ chúng.
Chỉ cần hòa 1/4 đến 1/2 thìa muối vào một cốc nước và súc miệng trước khi ra ngoài.
Mật ong và quế
Cả mật ong và quế đều có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong miệng và giữ cho nướu của bạn khỏe mạnh.
Cả mật ong và quế đều có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn. Ảnh minh họa |
Thoa mật ong và bột quế lên răng và nướu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ sâu răng, chảy máu nướu và thậm chí là hôi miệng.
Cả hai nguyên liệu này đều tuyệt đối an toàn và có thể dễ dàng tìm thấy trong gian bếp của bạn.
Đinh hương giúp giảm hôi miệng
Đinh hương giúp giảm hôi miệng. Ảnh minh họa |
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, làm giảm số lượng vi khuẩn trong miệng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng khác như chảy máu và sâu răng… có thể giúp thoát khỏi vấn đề hôi miệng và sưng nướu.
Chỉ cần cho vài nụ đinh hương vào miệng và nhai là có thể thoát khỏi vấn đề hôi miệng.
Trị hôi miệng sau một đêm với gừng
Gừng có đặc tính khử mùi nồng nên được sử dụng trị hôi miệng sau một đêm. Với hợp chất 6-gingerol góp phần kích thích sản sinh enzyme trong nước bọt phân hủy vi khuẩn. Từ đó, gingiberen có trong gừng giúp làm giảm bớt mùi hôi trong miệng
Gừng có đặc tính khử mùi nồng nên được sử dụng trị hôi miệng sau một đêm. Ảnh minh họa |
Có thể cắt gừng thành lát mỏng rồi uống cùng trà hoặc chanh giúp khử mùi hôi trong miệng. Lưu ý, gừng là dược tính nóng vì vậy không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ.