Khám phá

Kính viễn vọng James Webb sẽ tiết lộ bí mật Hành tinh Đỏ

Kính viễn vọng James Webb sau khi ra mắt sẽ tiết lộ nhiều thông tin thú vị về sao Hỏa. Phần lớn nước sao Hỏa bị mất theo thời gian do ánh sáng cực tím từ Mặt Trời phá vỡ các phân tử nước.

Nguồn ảnh: Phys.

Các nhà nghiên cứu có thể ước tính lượng nước biến mất bằng cách đo lường sự phong phú của hai hình thức hơi nước khác nhau trong bầu khí quyển của sao Hỏa (Hành tinh Đỏ) – nước bình thường (H2O) và nước nặng (HDO), trong đó một nguyên tử hydro được thay thế bởi deuterium xảy ra tự nhiên.

Việc thoát khí hydro nhẹ hơn theo thời gian sẽ dẫn đến một tỷ lệ lệch của H2O tới HDO trên sao Hỏa, cho biết lượng nước đã trốn thoát vào không gian như thế nào. Kính viễn vọng James Webb sẽ có thể đo tỷ lệ này vào các thời điểm, mùa và địa điểm khác nhau trên Hỏa tinh.

“Với James Webb, chúng ta có thể có được một phép đo chính xác và thực tế về tỷ số giữa H2O với HDO trên sao Hỏa, cho phép chúng ta xác định lượng nước thực sự bị mất đi và chúng ta cũng có thể xác định cách thức nước trao đổi giữa các băng cực, bầu khí quyển và đất trên bề mặt Hỏa tinh”, Villanueva giải thích.

Mặc dù phần lớn lượng nước trên sao Hỏa bị nhốt trong băng, khả năng vẫn tồn tại một số nước có thể tồn tại trong tầng nước ngầm. Những hồ chứa tiềm năng này thậm chí có thể là nơi sinh sống.

Năm 2003, các nhà thiên văn học phát hiện ra khí mê-tan trong bầu khí quyển sao Hỏa. Metan có thể được tạo ra bởi vi khuẩn, mặc dù nó cũng có thể đến từ các quá trình địa chất. Dữ liệu từ James Webb có thể cung cấp những đầu mối mới cho nguồn gốc của loại khí metan này.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb là kính hồng ngoại hàng đầu của thế giới quan sát không gian trong thập kỷ tới. James Webb sẽ giải quyết những bí ẩn trong hệ mặt trời của chúng ta, nhìn xa hơn tới các thế giới xa xôi xung quanh các ngôi sao khác, thăm dò các cấu trúc bí ẩn và nguồn gốc của vũ trụ chúng ta”.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)