Do đó, HSBC Global Research hạ dự báo về lạm phát năm 2022 của Việt Nam từ 3,7% xuống 3,5%. Nhận định này giống với đánh giá của các tổ chức quốc tế khác về lạm phát ở Việt Nam.
Như World Bank trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 6/2022 cho biết, lạm phát tại Việt Nam tuy nhích lên vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 4% của Chính phủ. Còn IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế) cho rằng, dự báo lạm phát sẽ tăng sát ngưỡng mục tiêu, đạt 3,9% về cuối năm.
HSBC Global Research cũng cho biết, bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam nghiêm trọng hơn.
Từ tháng 1/2022, nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam (Lọc hoá dầu Nghi Sơn) đã giảm công suất và gần như không hoạt động vào tháng 2. Điều đó buộc cơ quan chức năng phải tìm kiếm nguồn thay thế. Chính phủ Việt Nam cam kết nhập thêm 2,4 triệu m3 xăng vào quý II.
Áp lực thứ hai đến từ nhóm thực phẩm, HSBC Global Research cho biết, tương tự các nước, Việt Nam cũng trải qua tình trạng tăng giá. Tuy nhiên, do là nước tự sản xuất thực phẩm chính yếu, nhóm vốn chiếm 40% rổ hàng hóa, nên nếu so với các nước thì Việt Nam vẫn tương đối ổn định.
Do vậy, theo đánh giá của HSBC Global Research, mức độ ảnh hưởng của nhóm hàng năng lượng và thực phẩm lên nhóm hàng hoá cơ bản tại Việt Nam không quá nhiều.
Dự báo lạm phát của Việt Nam được giảm nhẹ từ 3,7% xuống còn 3,5% - dưới mức mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, ở tình huống giá năng lượng cao và kéo dài, đẩy giá cả nói chung lên, tổ chức này cũng lưu ý, nhiều khả năng lạm phát sẽ có lúc vượt qua trần 4% trong nửa sau của năm 2022, nhưng sẽ chỉ là tạm thời.
"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý III/2022 trước khi tăng lãi suất ba lần (mỗi lần 25 điểm cơ bản) trong năm 2023"
HSBC Global Research