Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện “Hai Ông - Một Bà” nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.
Đó cũng là hình tượng tâm linh về ông vua Bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Vì vậy, tục cúng ông Táo vào tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sung túc sau đó mới đến ý nghĩa thờ “Thần Bếp”...
Tuy nhiên, hiện nay phong tục này đang bị biến tướng, từ việc lễ cúng to, cầu kỳ đến việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ gây tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường mà còn nguy hiểm đến tính mạng nếu bất cẩn để xảy ra hỏa hoạn.
Trong việc cúng bái cần phải hiểu để làm cho đúng, tránh chạy theo thị hiếu mà bày ra những thứ rườm rà, không đúng với bản chất của phong tục. Bởi quan trọng nhất là sự thành tâm.