Chỉ cần có thân mầm là cây ngải tiên phát triển mạnh mẽ.
Giá trị y học đặc biệt
Theo BS. Hoàng Sầm, Viện Trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam. Người dân tộc Dao khu vực Tả Phìn Hồ ngoài việc dùng cây ngải tiên làm món ăn thì họ còn sử dụng trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn, người bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, bia rượu hay tiêu chảy. Dùng làm vị thuốc bổ thận tráng dương, giúp đàn ông mạnh mẽ hơn trong chuyện giường chiếu. Ngoài ra, người Dao còn dùng cây ngải tiên (cả củ và thân, lá) giã nát, rửa và đắp vết thương do rắn độc cắn…
Ở một số nơi khác, người ta thường dùng thân rễ trị đòn ngã tổn thương, phong thấp gân cốt nhức mỏi, cảm mạo đau mình mẩy, bạch đới nóng lạnh. Quả dùng trị dạ dày bụng đầy trướng, ăn uống không tiêu.
Từ đời này qua đời khác, người Dao sử dụng bài thuốc dựa theo các triệu chứng bệnh. Sau này, khi y học phát triển mới gọi tên triệu chứng mà họ thường chữa đó chính là viêm đại tràng mãn tính thể phân lỏng, nát – một thể khó chữa nhất trong các thể bệnh viêm đại tràng.
Khi phát hiện ra “bí mật” này, những mái đầu bạc gồm các bác sĩ, giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực y học cổ truyền như vừa sở hữu được báu vật vô giá. Viện Y học Bản địa Việt Nam bắt đầu nghiên cứu cơ chế, tác dụng của các hoạt chất có trong cây ngải tiên, tìm hiểu các nghiên cứu ở phương Tây liên quan đến loại cây này.
Theo GS. BS Nguyễn Ngọc Lanh, một trong những chuyên gia đầu ngành về sinh lý – miễn dịch tại Việt Nam thì việc tìm ra cây ngải tiên trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng – thể phức tạp nhất là nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà nghiên cứu. Không ngờ, trong lòng Tả Phìn Hồ lại có loại thảo dược tốt đến như vậy mà bấy lâu nay chúng ta không để ý đến.
Ngay khi phát hiện ra những điểm ưu việt của cây ngải tiên, các nhà nghiên cứu đã bắt tay tìm hiểu sâu vấn đề này. Và thật bất ngờ là ngoài việc chữa bệnh đại tràng thì cây ngải tiên còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư – đặc biệt là ung thư gan, hạn chế sự phát triển của viruts viêm gan đối với con người.
Cây ngải tiên có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực y học, kinh tế và an sinh xã hội.
Nguyên liệu làm nước hoa cao cấp
Bác sĩ Hoàng Sầm cho biết: Loài cây này chính là Quốc hoa của đất nước Cu Ba và là nguồn nguyên liệu dùng chiết xuất nước hoa cao cấp của Pháp. Cây ngải tiên có tên khoa học là Hedychium coronarium, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), người Dao ở vùng Tả Phìn Hồcòn gọi đây là cây xẹ.
Hoa ngải tiên chứa 0,05-0,07% chất sánh với mùi thơm gia vị, cho ra 50-57,8% một chất dầu đặc biệt. Nếu chưng cất bằng hơi nước, chất đông đặc và chất dầu này sẽ cho tinh dầu có giá trị cao trong hương liệu. Tinh dầu ngải tiên chính là một trong những hương liệu không thể thiếu của nước hoa Pháp cao cấp. Rễ tươi ngải tiên chứa tinh dầu (1,7%) mà trong thành phần có eucalyptol. Eucalyptol thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu và thuốc xua côn trùng, chính vì vậy khi thoa tinh dầu ngải tiên lên người vừa có tác dụng như một loại nước hoa cao cấp, mà ngay cả muỗi dĩn cũng phải tránh xa.
Đặc biệt, cây ngải tiên chính là Quốc hoa của đất nước Cu Ba.
Nói như vậy để thấy cây ngải tiên có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Nhưng ở Việt Nam chúng ta, những giá trị này dường như chưa được khai thác đúng mức, nếu có thì khai thác chưa hết tiềm năng.
Nhiều người dân nơi đại ngàn Tả Phìn Hồ cũng tỏ ra bất ngờ trước giá trị của cây ngải tiên. Anh Lý Chiềm Cuối cho biết: Nếu các nhà nghiên cứu không đến lấy mẫu, không thông báo cho dân chúng biết cây ngải tiên có giá trị lớn đến nhường nào thì có lẽ cả đời họ không biết. Hoá ra, loài cây mà lâu nay dân cật lực phá bỏ lại có giá trị lớn và ý nghĩa như các nhà khoa học công bố.
Cây ngải tiên mọc ở mọi ngõ ngách, từ lề đường, hiên nhà cho đến các cánh rừng.
Anh Lý Chiềm Cuối cho biết: Hoa của cây ngải tiên ban đầu có màu phớt đỏ hoặc xanh – tuỳ vào vị trí cây mọc ở nơi thoáng hay trong bóng râm. Khi nở thì hoa có màu vàng và toả mùi thơm. Đây là loại cây lành tính nên ngoài việc làm thuốc thì người dân còn dùng để chế biến món ăn hàng ngày.
Giá trị an sinh xã hội
Với đề tài nghiên cứu của Viện Y học Bản địa Việt Nam, cây ngải tiên đã được chuyển giao thành cho một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thực vực liên quan nhằm tìm sự hỗ trợ từ tư nhân để ứng dụng nghiên cứu vào cuộc sống.
Theo GS. BS Nguyễn Ngọc Lanh thì khi chuyển giao đề tài thành công, lượng lớn cây ngải tiên sẽ được tiêu thụ tại chỗ. Loài cây hoang dại mà trước đây người dân vứt đi, nay đã có giá trị lớn. Nguồn thảo dược bản địa giá tốt, chất lượng tốt như vậy sẽ là cú hích giúp các doanh nghiệp thực phẩm vươn lên, hàng triệu người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng tốt.
Những chuyển biến từ việc khai thác tiềm năng của cây ngải tiên tuy chưa lớn, nhưng có thể cân – đo – đong đếm và nhìn thấy được. Theo thống kê từ giới chức năng trên địa bàn, hiện có 50 người dân tộc Dao có thu nhập ổn định từ 6 – 10 triệu/ tháng. Ngoài ra, có hàng trăm gia đình thu nhập lên đến 14 -16 triệu đồng/ tháng nhờ bán cây ngải tiên.
Anh Lý Chiềm Cuối bảo: Nhà nào siêng ra rừng thì mỗi ngày kiếm được 1 – 2 triệu đồng. Nhà nào lười cũng kiếm được 2 – 3 trăm ngàn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu nhiều lúc bị ùn ứ do không có xe vận chuyển về Thái Nguyên để tiêu thụ.
Anh Sùng A Sàng, một trong những người học đến đại học tại Tả Phìn Hồ cũng đồng thời là chuyên gia trong lính vực cây trồng tại đây tính toán: Cây ngải tiên đã kéo đời sống nhân dân trên núi tăng lên đáng kể. Bán được cây ngải tiên, người dân có tiền làm nhà mới, làm đường, mua xe máy, ô tô và những thứ đắt giá hơn mà trước đây có nằm mơ người dân cũng không thấy.
Quách Dương