<div style="text-align: justify;"> <div> <div><strong>Bảo vệ biên giới phía Bắc</strong></div> <div> </div> <div>Trong thời gian giữ chức vụ trấn thủ vùng biên cương, ông đã để lại nhiều chiến công cùng những đóng góp xuất sắc cho việc bảo vệ biên giới phía Bắc. Những vùng đất mà Dương Tự Minh đến trấn trị, từ rừng núi xa xôi như Cao Bằng, Bắc Kạn đến Bắc Giang, Bắc Ninh đều có các di tích ghi nhớ công tích của ông. </div> <div> </div> <div>Dương Tự Minh là một người con ưu tú của đất Thái Nguyên, một trong những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tận trung báo quốc. Hơn thế nữa, cuộc đời và sự nghiệp của ông là một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong buổi đầu xây dựng quốc gia Đại Việt. Ông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc bảo vệ đất đai, bờ cõi và phục hồi phát triển kinh tế cho đất nước, đặc biệt là vùng đất Phú Lương, nơi ông trực tiếp làm Thổ tù.</div> <div> </div> <div>Với những đóng góp lớn lao, Dương Tự Minh đã được triều Lý phong là “Uy viễn Đôn tinh Cao sơn Quảng độ chi thần”, các triều đại sau đều sắc phong cho ông là “Cao sơn Quý minh”, “Thượng đẳng phúc thần”.</div> <div> </div> <div>Đặc biệt tại đền thờ dưới chân núi ở Quán Triều (Phú Lương, Thái Nguyên) còn giữ được tấm bia “Quảng Ninh phúc thần sự tích bia ký” dựng năm Giáp Thìn (1784) đời vua Lê Cảnh Hưng nói khá rõ về công lao của Dương Tự Minh trong việc bảo vệ biên giới phía Bắc. Trên địa bàn Thái Nguyên phát hiện 2 bản sắc phong tại di tích lịch sử văn hoá đình An Châu, xã Nga My, huyện Phú Bình do vua Khải Định sắc phong cho ông vào năm 1917 và 1924. </div> <div> </div> <div>Các bản sắc phong này góp phần làm cơ sở khẳng định danh nhân Dương Tự Minh đã có công lao quan trọng, công đức của ông đã ăn sâu vào niềm tin của nhân dân. Hiện trên khắp các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên đều có đền thờ Dương Tự Minh.</div> <div> </div> <div>Qua chính sử và một số tư liệu còn lưu giữ ở những nơi thờ tự liên quan, Dương Tự Minh được ghi nhận là một vị thủ lĩnh người Tày có tài, có đức, thẳng thắn, chính trực, tận trung và có nhiều đóng góp trong việc giữ yên biên giới quốc gia, có uy tín với đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc...</div> <div> </div> <div><strong>Đền thờ Đức thánh Đuổm</strong></div> <div> </div> <div>Dân thì tôn ông làm Đức Thánh, xây đền thờ ông ở làng Đuổm mà sau này được gọi là đền thờ Đức thánh Đuổm. Đền Đuổm được xây dựng năm</div> <div>1180 vào thời Lý Cao Tông, dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, từ lâu đã có tiếng là địa linh. Đây là nơi thờ tự chính Dương Tự Minh.</div> <div> </div> <div>Hàng năm nhân dân địa phương mở lễ hội Đền Đuổm vào ngày 6 - 8 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng dân tộc, cầu mong Đức Thánh Đuổm ban cho một năm mới mọi sự tốt lành, mùa màng bội thu, no ấm. Ngoài ra, tên ông cũng được đặt tên cho một con đường ở Thành phố Thái Nguyên để tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ công lao.</div> <div> </div> <div>Vương triều Lý trên cơ sở giải quyết ổn thỏa vấn đề dân tộc bằng chính sách vừa ôn hòa, mềm dẻo, vừa dứt khoát, kiên quyết, đã tạo nên một hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số.</div> <div> </div> <div>Song song với việc tập trung xây dựng củng cố chính quyền Trung ương, triều Lý chú trọng thiết lập mối quan hệ bền chặt, hữu cơ giữa quyền lực của Nhà nước và quyền lực của thổ tù, tù trưởng tại các địa phương.</div> <div> </div> <div>Đây là bài học kinh nghiệm để quản lý quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nhằm duy trì ổn định và giữ vững an ninh biên giới trong hơn 200 năm tồn tại của triều Lý.</div> </div> </div>
Dương Tự Minh - hai lần làm phò mã triều Lý - Kỳ 3: Vị quan thanh liêm, mẫn cán
Tin liên quan
(khoahocdoisong.vn) - Vị quan thanh liêm, mẫn cán Dương Tự Minh tuy phải chịu oan uổng, bị lưu đày và mất, ông vẫn được truy phong Thượng đẳng phúc thần, được nhân dân thờ ở đền Đuổm (Thái Nguyên).