Theo TS.BS Nguyễn Duy Tân, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, chụp MSCT động mạch chủ ngực - bụng, dựng hình 3D thấy khối phình động mạch chủ ngực - bụng của bệnh nhân có kích thước rất lớn. Chỗ phình to nhất là hơn 5cm, nguy cơ vỡ rất cao nên cần được can thiệp ngay lập tức để bảo toàn tính mạng.
Trước đây, để điều trị phình động mạch chủ, bác sĩ tiến hành mổ mở (hở) ngực giữa xương ức để tái tạo đoạn mạch bị phình bằng một đoạn mạch nhân tạo. Kỹ thuật mổ phức tạp, cần sự hỗ trợ của máy tuần hoàn ngoài cơ thể, hạ thân nhiệt sâu và ngưng hoàn toàn tuần hoàn trong cơ thể người bệnh để thực hiện phẫu thuật, thời gian phẫu thuật kéo dài, đường mổ lớn, kỹ thuật mổ phức tạp.
Bệnh nhân hồi phục sau mổ. |
Bệnh nhân lại có tiền sử đặt stent và nhịp tim nhanh, nên nhiều yếu tố nguy cơ. Tỷ lệ tử vong khi áp dụng phương pháp mổ mở còn khá cao, nhiều biến chứng sau mổ như suy đa cơ quan (gan, lách, ruột…), nhồi máu não, thiếu máu tủy…
Để giảm thiểu các nguy cơ phẫu thuật, đảm bảo điều trị thành công cao, ekip phẫu thuật đã áp dụng một phương pháp phẫu thuật nội mạch, đặt stentgraft động mạch chủ ngực - bụng. Ngoài ra, trước đó êkip đã phải mổ bắc cầu động mạch chủ bụng đến động mạch thân tạng để tái tạo mạch máu nuôi gan, lách, dạ dày…
Bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ, hoàn toàn tỉnh táo và rất hợp tác với bác sĩ trong quá trình can thiệp. Tình trạng bệnh nhân ổn định và hồi phục rất nhanh.