Bỏ bữa ăn sáng sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không được tỉnh táo. Nếu với một cơ thể mệt mỏi thì bạn sẽ rất khó tập trung, phản ứng chậm chạp hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập trong suốt cả ngày dài.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn thường xuyên bỏ bữa sáng? Ảnh minh họa |
Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn của việc thường xuyên bỏ bữa sáng:
Làm giảm mức năng lượng của mình
Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn và nếu bạn duy trì trạng thái này trong thời gian dài, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc gặp tình trạng sương mù não.
Tại sao nên ăn sáng thường xuyên? Nói một cách đơn giản, bộ não của chúng ta dựa vào glucose để hoạt động tối ưu. Và glucose chủ yếu là carbohydrate. Nhiều khả năng, bữa sáng của bạn sẽ có nguồn cung cấp carbohydrate giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh để tăng cường năng lượng, tập trung tinh thần và sức mạnh não bộ mà bạn cần.
Viêm loét dạ dày
Dạ dày luôn luôn co bóp, tiết ra dịch vị nhưng không có gì để tiêu hóa, lâu ngày sẽ dẫn đến bị viêm loét dạ dày. Không ăn sáng dẫn đến ruột rỗng, nhu động giảm, chất cặn trong ruột của ngày hôm trước không được đào thải ra ngoài, lâu dần sẽ kết lại thành sỏi.
Suy giảm miễn dịch
Do không có nguồn năng lượng bổ sung cho cơ thể vào lúc sáng sớm nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Nếu bạn nhịn ăn sáng thì đến khoảng 9 - 10 giờ trưa, cơ thể sẽ xuất hiện sự cồn cào và nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Nếu bỏ bữa sáng liên tục sẽ khiến khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể suy giảm trầm trọng.
Lão hóa nhanh
Việc bỏ bữa ăn sáng khiến cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Khiến da bị khô, rám, không còn chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng xuất hiện nếp nhăn, thường gặp nhất là ở vùng mắt và mặt.
Mất cân bằng dưỡng chất cho cơ thể
Bỏ ăn sáng đồng nghĩa bạn mất nửa ngày không cung cấp năng lượng. Bữa sáng có vai trò cung cấp năng lượng dài cho nửa ngày hoạt động nếu không cung cấp sẽ làm cơ thể kiệt sức.
Lâu dài cơ thể không nhận dinh dưỡng buổi sáng sẽ suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được coi là lá chắn giúp cơ thể chống lại mọi tác hại của môi trường. Chính vì thế người không ăn sáng dễ mắc bệnh và suy nhược cơ thể. Khi đạt tới mức suy nhược nặng sẽ dẫn đến suy giảm chức năng ở các bộ phận nội tạng.
Sỏi mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Nguy cơ béo phì
Buổi trưa và buổi tối chúng ta sẽ phải ăn nhiều hơn để bù đắp cho phần dinh dưỡng thiếu hụt vào buổi sáng nhưng hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều. Chính vì thế, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều dẫn đến trình trạng béo phì.
Nguy hại cho sức khỏe hệ tim mạch
Nghiên cứu từ tạp chí Jama của Hiệp hội Y học Mỹ chỉ ra rằng người không ăn bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao gấp 27% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao trên 87% so với người luôn ăn bữa sáng. Một nghiên cứu từ tạp chí American College of Cardiology cũng đã cho biết người có ăn sáng dù nhiều hay ít thì nguy cơ đối với bệnh xơ vữa động mạch cũng chỉ rơi vào khoảng 21% trong khi những người không ăn sáng lại lên đến 67%.
Những ảnh hưởng của việc bỏ bữa sáng đến sức khỏe hệ tim mạch được lý giải là do nó có thể làm hạ đường huyết, tăng huyết áp, gây tắc nghẽn động mạch. Tất cả những điều này chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bị bệnh tim mạch mạn tính, nhất là bệnh đột quỵ.
Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng?
Theo hội dinh dưỡng, một bữa ăn sáng đủ chất dinh dưỡng gồm có tỷ lệ lượng Carbohydrate chiếm khoảng 60%, Protein chiếm 10% đến 14%, chất béo khoảng 25% đến 30% trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể trong ngày.
Các món chứa tinh bột chủ yếu là cơm, bánh mì, ngũ cốc, bún, phở. Thực phẩm giàu Protein là trứng, sữa, các loại đậu và sản phẩm từ đậu, các loại thịt. Các loại hạt như ngô, hạnh nhân, óc chó… cung cấp lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sức khỏe.