Y học và đời sống

"Điểm mặt" 5 món ăn khoái khẩu tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lợn

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Hiện nay có nhiều loại thức ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên chúng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe trong đó có nguy cơ nhiễm sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn do ấu trùng sán dây lợn Taenia solium. Khi nang ấu trùng nhiễm vào người sẽ gây ra những hậu quả khó lường, trường hợp nang ấu trùng nhiễm vào não người sẽ gây ra các cơn động kinh.

Để phòng tránh nhiễm sán lợn một cách tốt nhất thì bên cạnh việc đảm bảo ăn chín uống sôi, hãy loại bỏ ngay 5 món khoái khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán lợn:

Tiết canh, lòng lợn

Tiết canh và lòng lợn là các món ăn truyền thống ở một số nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng chứa nhiều nguy cơ nhiễm sán lợn bởi cách chế biến. Tiết canh thực chất là máu sống chưa được đun sôi, đây là một món ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn và có nguy cơ cao nhiễm sán lợn. Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…

Tiết canh và lòng lợn là các món ăn truyền thống ở một số nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng chứa nhiều nguy cơ nhiễm sán lợn bởi cách chế biến. Ảnh minh họa

Tiết canh và lòng lợn là các món ăn truyền thống ở một số nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng chứa nhiều nguy cơ nhiễm sán lợn bởi cách chế biến. Ảnh minh họa

Ăn tiết canh vịt, tiết canh dê cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong… Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.

Thịt bò tái

Thịt bò tái hay các món ăn tái, nhúng là nguyên nhân chính khiến các loại sán xâm nhập vào cơ thể người. Ảnh minh họa

Thịt bò tái hay các món ăn tái, nhúng là nguyên nhân chính khiến các loại sán xâm nhập vào cơ thể người. Ảnh minh họa

Thịt bò tái hay các món ăn tái, nhúng là nguyên nhân chính khiến các loại sán xâm nhập vào cơ thể người. Khi ăn thịt bò tái, không đảm bảo chất lượng bạn có thể nhiễm sán dải bò, sán lá gan ... Các loại ký sinh trùng này khi vào cơ thể người sẽ gây các bệnh về đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột gan và một số cơ quan khác trong cơ thể.

Nem chua

Nem chua cũng là một trong những món ăn nằm trong top 5 món khoái khẩu có nguy cơ nhiễm sán cao.

Bản chất của nem chua được chế biến bằng các nguyên liệu sống và làm chín đơn thuần bằng cách lên men. Chính vì vậy, đây là món ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do nơi sản xuất, nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn kết hợp với quá trình lên men nem gặp môi trường xấu sẽ sinh ra nấm mốc và các vi khuẩn độc hại chứa trong nem.

Hàu sống

Hàu sống cũng là một trong những món ăn khoái khẩu được đấng mày râu yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn hàu sống không qua chế biến có nguy cơ rất cao bị ấu trùng sán. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn các loại hải sản sống hoặc nấu chưa chín có thể mắc Anisakiasis – đây là một bệnh nhiễm trùng do giun.

Hàu sống cũng là một trong những món ăn khoái khẩu được đấng mày râu yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn hàu sống không qua chế biến có nguy cơ rất cao bị ấu trùng sán. Ảnh minh họa

Hàu sống cũng là một trong những món ăn khoái khẩu được đấng mày râu yêu thích. Tuy nhiên, việc ăn hàu sống không qua chế biến có nguy cơ rất cao bị ấu trùng sán. Ảnh minh họa

Ngoài ra nếu ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu sống rất dễ nhiễm vi khuẩn Vibrio. Khi đó, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt và ớn lạnh. Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này.

Chỉ nên ăn hải sản nấu chín để tránh nhiễm khuẩn

Rau sống

Sán lá gan lớn ký sinh, sinh sản và trưởng thành ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, lợn được thải qua phân ra môi trường bên ngoài. Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau nhút, rau ngổ, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước chưa nấu chín có nhiễm ấu trùng sán.

Ăn rau đã được nấu chín để tránh nhiễm sán

Rau sống có thể chứa trứng sán lợn nếu chúng không được rửa sạch hoặc ngâm vào nước muối. Những người có thói quen ăn rau sống không rửa kỹ sẽ có nguy cơ nhiễm phải sán lợn cao hơn cả. Ăn rau sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trứng sán cao hơn cả. Những ấu trùng bé nhỏ đó tìm được nơi trú ngụ thích hợp sẽ bị vôi hóa thành cái kén – gọi là “gạo” (nang sán).

Giang Thu (T/H)