Tính chung 10 tháng, CPI bình quân tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân CPI tăng là do nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
Kèm với đó là nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 3 nhóm giảm giá so với tháng trước, 8 nhóm tăng giá.
Trong 3 nhóm hàng giảm giá, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,28% so với tháng trước, làm CPI chung giảm 0,43 điểm phần trăm; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,26%, làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm; Nhóm bưu chính - viễn thông giảm 0,04%.
Với 8 nhóm hàng tăng giá, Nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất, với 2,51% làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu từ cuối tháng 9 tới nay.
Hiện nay, giá xăng đang neo cao và dự kiến còn tăng, nên sẽ tác động tới CPI tháng 11/2021.
Tổng Cục thống kê cũng cho biết, lạm phát cơ bản tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau 10 tháng, lạm phát chỉ ở mức thấp như vậy nên gần như chắc chắn, lạm phát cả năm sẽ được kiểm soát ở mức dưới 4%, thậm chí có thể chỉ ở dưới mức 3%.
Tuy nhiên, các cảnh báo về áp lực lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là từ đầu năm 2022 đã được đưa ra.