Y học và đời sống

Công việc nào khiến tổn thương, nguy cơ mắc ung thư phổi?

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/h)
Bụi phổi amiang là một bệnh nghề nghiệp do thường xuyên tiếp xúc với chất amiang. Bụi phổi amiang là bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Trong tháng 2/2023, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tiếp nhận 4 báo cáo của 4 xã gồm xã Nghi Hưng, Nghi Phương, Nghi Thuận và Nghi Đồng có 8 người dân, khi làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến (Công ty chuyên sản xuất bột đá) bị bệnh bụi phổi. Trong đó, có 3 người tử vong, 5 người khác đang được điều trị tại các cơ sở y tế trong tình trạng phải rửa phổi, khó thở, thở oxy.

Các chuyên gia chia bệnh bụi phổi silic thành 3 nhóm, tùy thuộc vào nồng độ bụi silic trong không khí mà người bệnh chẳng may hít phải, đó là: Bệnh bụi phổi silic cấp tính; Bệnh bụi phổi silic mạn tính; Bệnh bụi phổi silic tiến triển.

Bên cạnh đó, còn một loại bệnh bụi phổi silic ít phổ biến hơn, như bệnh bụi phổi silic phức tạp để lại nhiều sẹo ở phổi, cùng với sự hình thành các nốt lớn hơn 1cm. Tình trạng có thể trở nên trầm trọng nếu người bệnh mắc thêm các bệnh phổi khác như nấm phổi, lao, nhiễm vi khuẩn lao không điển hình và ung thư phổi…

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, môi trường làm việc đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Phổi là cơ quan rất dễ gặp vấn đề do công việc. Các chất ô nhiễm như hóa chất, vi trùng, khói thuốc lá, bụi bẩn từ môi trường làm việc có thể có tác động tiêu cực và đến phổi. Việc tiếp xúc với công việc này có thể gây ra sẹo hoặc xơ hóa, hen suyễn, nhiễm trùng hoặc thậm chí là ung thư phổi.

Những công việc có nguy cơ mắc ung thư phổi:

Công nhân khai thác than

Công nhân khai thác dễ bị rủi ro mắc các bệnh phổi khác nhau, từ viêm phế quản đến viêm phổi.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Công nhân nhà máy

Tiếp xúc với kim loại hít phải trong đúc, silica hoặc cát mịn có thể khiến những công nhân này có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic (một căn bệnh làm tổn thương phổi). Theo một nghiên cứu, công nhân sản xuất có nguy cơ mắc ung thư phổi cao.

Công nhân xây dựng

Những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng ngày càng dễ mắc bệnh phổi. Họ tiếp xúc với amiăng và các loại sợi siêu nhỏ khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư trung biểu mô (ung thư). Những hạt này cũng có thể gây ra bệnh bụi phổi hoặc mô sẹo trong phổi.

Nông nghiệp

Những người làm việc với thực vật và động vật có nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Tiếp xúc với rơm liên tục có thể gây viêm phổi quá mẫn khiến túi khí trong phổi của bạn bị viêm và phát triển mô sẹo.

Lính cứu hỏa

Những người này tiếp xúc với một số thứ có hại cho phổi, từ lửa đến đốt nhựa và hóa chất. Tuy nhiên, thiết bị thở độc lập (SCBA) được họ sử dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phổi, vì nó giúp lọc ra một số hóa chất nguy hiểm.

Nhân viên sơn nhà

Các sản phẩm polyurethane có trong sơn có thể gây cho người thường xuyên tiếp xúc bị căng ngực và khó thở.

Dịch vụ vệ sinh

Dung dịch làm sạch có chứa nhiều hóa chất nguy hiểm có thể kích hoạt hen suyễn. Ngay cả chất tẩy rửa hữu cơ cũng không bớt hại hơn, bởi vì chúng giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thể gây ra các vấn đề hô hấp mãn tính và phản ứng dị ứng.

Bồi bàn, pha chế

Làm việc trong một căn phòng đầy khói rất nguy hiểm cho phổi của bạn. Khói từ nhà bếp hay các loại thiết bị hút thuốc được tìm thấy trong quán bar có thể là nguyên nhân chính gây ung thư phổi.

Thợ làm tóc

Hóa chất dùng để nhuộm tóc và tạo kiểu tóc có hại cho cơ quan hô hấp của bạn và có thể gây hen suyễn. Nhiều sản phẩm máy ép tóc có chứa formaldehyd, một chất gây ung thư là nguyên nhân chính gây ung thư phổi và kích ứng.

Bác sĩ và y tá

Những người làm việc trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, văn phòng y tế hoặc viện dưỡng lão dễ bị bệnh phổi. Lao, cúm và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một trong số rối loạn phổi thường thấy ở những người làm việc trong ngành y tế./.

Tuấn Huy (T/h)