“Tôi biết nhiều nơi để có một vị trí việc làm thì phải chi ra bao nhiêu, vào để có chỗ chứ không phải vì hiệu quả công việc và lợi ích của cả bộ máy. Nhiều nơi cứ nói sáp nhập để giảm đầu mối, tách ra để chuyên sâu, nhưng không có nguyên lý, nguyên tắc nào, chủ yếu là để sắp xếp lại “ghế”. Hoặc tôi biết có ông đứng đầu cơ quan trước khi nghỉ hưu ký 60 quyết định bổ nhiệm lãnh đạo phòng ban, làm “chuyến tàu vét” chỉ vì lợi ích cá nhân mà phá vỡ quy tắc và lợi ích chung.” – Ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. tuoitre.vn ngày 5/10
Tại sao biết ông ấy thực hiện “chuyến tàu vét” mà không thu hồi “con tàu” ấy về cho ngân sách!
“Cơ quan quản lý dường như luôn bị ám ảnh về nhu cầu quản lý, bị bệnh “nghiện quản lý”. Các cơ quan soạn thảo pháp luật khi lý giải cho một chính sách, một quy định nào đó thường cho là nhằm “đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước”. Trong khi chi phí cho quản lý nhà nước không hề rẻ, thậm chí rất đắt đỏ.” – Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam. tuoitre.vn ngày 5/10
Bị bệnh “nghiện quản lý” mà không sớm chữa thì sẽ hỏng cơ thể thôi!
Cơ quan quản lý nghiện… quản lý!
Tin liên quan
Nguyên Thủy
Tin cùng chuyên mục
-
Hôm nay (26/11), Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều luật quan trọng
-
Những điểm mới trong việc thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
-
Xét tuyển học bạ đại học từ năm 2025 có nhiều điểm mới?
-
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
-
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ