Ảnh minh họa |
Loại bỏ sạch lớp vỏ xanh bên ngoài
Lớp vỏ xanh bên ngoài chính là nguyên nhân gây ra vị đắng cho nha đam. Để loại bỏ lớp vỏ xanh này bạn chỉ cần gọt hai bên cạnh của lá nha đam sau đó làm sạch lớp vỏ trước và sau miếng nha đam.
Gọt lá nha đam dưới vòi nước chảy để loại bỏ nhớt
Một mẹo hay giúp bạn có thể hạn chế nhớt nha đam là gọt lá nha đam ngay dưới vòi nước chảy. Điều này giúp công cuộc sơ chế lá nha đam đỡ vất vả hơn rất nhiều.
Ngâm nha đam trong nước muối chanh
Sau khi gọt sạch lớp vỏ nha đam, nên ngâm nha đam vào bát nước muối pha chanh thật loãng để không ảnh hưởng đến vị của nha đam. Ngâm nha đam từ 5-7 phút sau đó dùng tay vuốt thật kỹ để loại bỏ màng nhớt của nha đam. Sau đó vớt nha đam ra và cắt hạt lựu để sử dụng cho các món ăn.
Trần qua nước sôi và ngâm nước đá
Ngay sau khi ngâm và rửa với muối chanh, nha đam rất dễ mất nước, mềm nhũn và mất độ giòn. Để loại bỏ hoàn toàn nhớt và hạn chế vị đắng của nha đam bạn nên trụng nha đam qua với nước sôi rồi nhanh chóng và ngâm nha đam thêm một lần trong nước đá lạnh để giữ được độ giòn cho nha đam.
Cuối cùng, vớt nha đam ra rổ cho ráo nước. Nha đam có thể bảo quản trong hũ kín dùng dần. Nha đam sau khi xử lý đắng và nhớt xong có thể làm nhiều món.