Được xây dựng vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên, Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập là nơi xảy ra một số hiện tượng bí ẩn. Theo đó, giới chuyên gia đã dành nhiều thời gian, tâm huyết đi tìm lời giải.
|
Đại kim tự tháp Giza (hay còn gọi kim tự tháp Cheops) là một trong những kiệt tác kiến trúc của người Ai Cập cổ đại trường tồn với thời gian. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, công trình này được xây dựng vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên. |
|
Một số chuyên gia tin rằng, người Ai Cập đã xây dựng Đại kim tự tháp Giza như một ngôi mộ dành cho pharaoh vĩ đại là Khufu hay còn gọi Cheops. |
|
Với chiều cao 146m, Đại kim tự tháp Giza từng là công trình cao nhất được con người xây dựng. Mãi đến năm 1889 vị trí này mới bị thay thế khi tháp Eiffel của Pháp được hoàn thành. |
|
Là công trình có niên đại hơn 4.000 tuổi, Đại kim tự tháp Giza gắn liền với nhiều bí ẩn khiến giới chuyên gia vất vả đi tìm lời giải suốt nhiều thập kỷ qua. |
|
Trong số này, các chuyên gia ghi nhận một số hiện tượng lạ xảy ra bên trong Đại kim tự tháp Giza. Cụ thể, họ phát hiện dù bên ngoài nhiệt độ rất cao (trong mùa Hè) thì nhiệt độ bên trong công trình này luôn ổn định ở khoảng 20 độ C. |
|
Hiện tượng "lạ" tiếp theo đó là khi các nhà khoa học mang những đồng xu hoen gỉ đặt vào trong Đại kim tự tháp Giza thì có sự thay đổi bất ngờ sau hơn 1 tháng. Khi ấy, những đồng xu trở nên sáng bóng trông giống như mới được đúc. |
|
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đặt một cốc sữa tươi vào bên trong Đại kim tự tháp Giza. Sau 1 tháng, họ quay lại kiểm tra cốc sữa thì vô cùng bất ngờ bởi mùi vị và màu sắc của ly sữa không bị hỏng. |
|
Tương tự, hoa quả được đặt trong Đại kim tự tháp Giza vài tuần vẫn tươi ngon mà không bị khô héo hay hư hỏng như khi đặt trong các công trình khác. |
|
Trước những hiện tượng bí ẩn trên, các nhà nghiên cứu Ai Cập và quốc tế đã nỗ lực làm sáng tỏ. Họ đã thực hiện các đo đạc, khảo sát nhằm tìm ra lời giải khoa học. Thế nhưng, đến nay, họ vẫn chưa thành công. |
Mời độc giả xem video: Giải mã bí ẩn hành lang ngầm bên trong đại kim tự tháp Giza.
Tâm Anh (theo LS)