Khoa học & Công nghệ

Bến Tre: Giới thiệu công nghệ sấy hàng nông - thủy sản bằng năng lượng mặt trời

  • Tác giả : Hữu Thông
Sáng 10/2, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Sở Công Thương Bến Tre tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ sấy bằng năng lượng mặt trời cho một số mặt hàng nông – thủy sản.

Đây cũng là hoạt động nhằm định hướng các doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre ứng dụng nguồn năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả.

toan-canh-buoi-hoi-thao.jpg
Toàn cảnh buôi hội thảo.

Tại hội thảo, PGS.TS Lâm Văn Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre cho biết, địa phương có hệ sinh thái đa dạng gồm mặn, lợ và ngọt phù hợp với sự đa dạng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, với kinh tế vườn và kinh tế biển đóng vai trò chủ đạo.

ong-nguyen-quoc-bao-chu-tich-lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-tinh-ben-tre-phat-bieu-khai-mac..jpg
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre phát biểu khai mạc.

Bến Tre đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4-4,7%/năm. Tuy nhiên, phần lớn nông thủy sản Bến Tre vẫn tiêu thụ ở dạng sản xuất thô, sơ chế, tươi sống,… giá trị kinh tế và cạnh tranh trên thị trường không cao, đặc biệt sự hư hỏng nhanh sau khi thu hoạch.

gs.ts-nguyen-van-phuoc-chu-tich-lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-tphcm-phat-bieu-tai-hoi-thao.jpg
GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM thuyết trình tại hội thảo.

Việc ứng dụng công nghệ sấy, trong đó chú trọng đến sấy năng lượng mặt trời theo phương thức mới, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần kéo dài thời gian bảo quản nông, thuỷ sản; hỗ trợ chế biến nông, thuỷ sản thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm...

anh_viber_2022-02-10_08-24-39-984.jpg
GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM; ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre và ông Nguyễn Văn Niệm, Phó giám đốc Sở Công thương Bến Tre chủ trì buổi hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM cho rằng, sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam như một nguồn năng lượng thay thế tại chỗ cho sản xuất điện năng truyền thống đáp ứng nhu cầu của dân cư đảm bảo kinh tế an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, hiện nay 80% người nông dân vẫn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên. Đây là phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, nhưng nhược điểm là bị ảnh hưởng yếu tố thời tiết, an toàn vệ sinh, hao hụt cao, tốn nhân công…

Trước thực tế đó, rất cần thiết tăng cường ứng dụng công nghệ, đưa các thiết bị sấy vào quá trình chế biến, bảo quản nông sản.  Máy sấy năng lượng mặt trời là một giải pháp hữu hiệu có thể giải quyết bài toán trên, với việc tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời để sấy các loại nông, thủy, hải sản.

anh_viber_2022-02-10_13-46-53-470.jpg
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các vị đại biểu tham dự hội thảo.

Máy sấy năng lượng mặt trời giúp rút ngắn thời gian sấy, không lo tốn điện, không phụ thuộc vào thời tiết. Thiết bị sấy năng lượng mặt trời có thể sấy được đa dạng rất nhiều sản phẩm khác nhau như thực phẩm: hoa quả, nông, thủy, hải sản, bún, bánh… Đặc biệt, thiết bị còn có thể sấy các sản phẩm khác như phân bón, vật liệu từ giấy, lá cây…

Cũng tại hội thảo, một số doanh nghiệp cũng giới thiệu một số dòng sản phẩm như: Mấy sấy năng lượng mặt trời kết hợp công nghệ sấy nhiệt, mấy sấy năng lượng mặt trời kết hợp công nghệ… Đây là dòng máy sấy tích hợp cùng lúc 2 công nghệ sấy trong 1 máy có thể sấy được đa dạng rất nhiều sản phẩm khác nhau.

Hữu Thông