Dinh dưỡng

Bật mí 7 loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết chuyển lạnh

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thay đổi liên tục dễ khiến hệ miễn dịch yếu đi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Tham khảo một số đồ uống có lợi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thời tiết chuyển lạnh thường kèm theo không khí hanh khô hơn, là điều kiện tốt cho virus cúm phát triển mạnh. Thêm vào đó, không khí lạnh hơn làm giảm nhiệt độ trong mũi, từ đó làm giảm khả năng chống lại virus và vi khuẩn của hàng rào đầu tiên trong hệ thống miễn dịch.

Từ đó có thể thấy, khí hậu mùa thu đông là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển nên dễ khiến cơ thể mắc bệnh hơn nếu không có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Để tăng cường miễn dịch, bạn có thể thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như thực hiện ăn uống khoa học, hoạt động thể chất thường xuyên và có thể sử dụng các loại trà thảo mộc.

Dưới đây là một số loại trà giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết chuyển lạnh:

Trà bạc hà

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạc hà là một loại trà thảo dược phổ biến khác có thể được sử dụng pha cùng trà. Bạc hà có vị mát, thơm và êm dịu, với đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng với nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.

Trà hoa cúc

Đây cũng là một trong các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh thường xuyên được lựa chọn.

Cụ thể, uống trà hoa cúc sẽ có tác dụng làm giảm bớt căng thẳng để tinh thần được thư giãn và chất lượng chất ngủ cũng được nâng cao hơn. Cùng với đó, loại trà này cũng sẽ góp phần giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt cũng như phòng ngừa cảm lạnh, cúm, tăng huyết áp,...

Trà sả

Thời tiết chuyển lạnh, khi kết hợp mật ong, quế, chanh và lá bạc hà cùng với trà sả sẽ đem lại hiệu quả cho bạn trong việc trị cảm lạnh và ho. Nó cũng giúp giữ ấm cơ thể, thông mũi họng và làm dịu cơn ho.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kèm theo đó, trà sả cũng sở hữu tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng và chống viêm. Đây là loại trà có thể giúp đối phó và khắc phục các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,...

Trà rễ cam thảo

Rễ cam thảo mang lại vị ngọt tinh tế khi pha cùng bất kỳ loại trà nào. Rễ cam thảo có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các đặc tính kháng virus và kháng khuẩn có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, rễ cam thảo chỉ nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, vì vậy bạn lưu ý chỉ uống một vài tách trà với rễ cam thảo mỗi ngày.

Trà hoa dâm bụt

Trà hoa dâm bụt không chứa calo hoặc caffeine, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong những lúc tâm trạng u ám và buồn chán.

Trà hoa dâm bụt có thể được uống nóng hoặc lạnh với đá và thêm hương vị tùy chọn nhưng không nên uống quá 3 cốc mỗi ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trà hoa dâm bụt chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây ra nhiều bệnh tật.

Hơn nữa, trà hoa dâm bụt còn chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus hiệu quả. Do đó, tiêu thụ lượng trà hoa dâm bụt hợp lý sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Trà gừng

Gừng chứa gingerol và các hợp chất phenolic khác như quercetin, zingerone, thường được sử dụng để làm dịu các triệu chứng tiêu hóa khó chịu như buồn nôn, cảm lạnh, viêm phế quản...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, gừng còn có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch do có chứa vitamin C, B6, magie cùng một lượng nhỏ sắt và canxi. Hơn nữa, theo nghiên cứu, hợp chất phenol trong gừng mang lại đặc tính chữa bệnh, giúp phòng các bệnh mùa đông như bệnh đường hô hấp bao gồm ho, cảm lạnh, nhiễm trùng họng, thở khò khè…

Có thể uống trà gừng mỗi ngày nhưng không nên uống quá 5 cốc. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không dùng trà gừng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Trà nhân sâm

Trà nhân sâm từ lâu đã được sử dụng như một thức uống tăng cường sức khỏe tổng thể. Theo y học cổ truyền, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân.

Trà nhân sâm có tác dụng tốt lên tất cả các hệ cơ quan, giúp tái tạo tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự nhân lên của virus và rút ngắn thời gian cảm cúm.

Giang Thu (T/H)