Tá tràng là một đoạn nhỏ của đầu ruột non có độ dài bằng khoảng ngón tay xếp cạnh nhau. Đây là nơi tiếp nối giữa dạ dày và ruột non. Bên thành trong có miệng túi mật và ống tụy. Dịch tiêu hóa trong ruột non, dịch tụy và mật từ những cửa này đổ vào trong. Các dịch này kích thích quá trình tiêu hoá và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng.
Khu phản xạ tá tràng. |
Nguyên nhân thường gặp nhất do viêm loét hành tá tràng là do vi khuẩn HP. Chúng gây ra tăng tiết axit dạ dày và đồng thời làm giảm sản xuất chất nhầy hàng rào bảo vệ niêm mạc. Từ đó axit dạ dày tiếp xúc với niêm mạc tá tràng gây ra viêm loét hành tá tràng.
Do chế độ ăn uống: Ăn nhiều các thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như thức ăn chua, cay, quá nóng, rượu, cà phê, trà đặc... ăn nhiều chất béo, nghiện thuốc lá, ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói...
Do thuốc: Sử dụng kéo dài các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDs... dẫn đến giảm tiết chất nhầy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng.
Do stress: Thường xuyên căng thẳng, lo âu, giận giữ...
Biểu hiện: Đau, nóng rát vùng thượng vị hơi lệch sang phải, đau theo từng đợt, tăng lên khi thay đổi thời tiết; Thường đau lúc đói, ăn đỡ đau hơn; Buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua; Ăn chậm tiêu; Bệnh nhân có thể có dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên; Khi ổ loét gây xuất huyết tiêu hóa có các triệu chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mất máu nhiều có thể gây tụt huyết áp, sốc.
Bệnh nếu không điều trị, tiến triển có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: Xuất huyết đường tiêu hóa; Thủng ổ loét; Hẹp môn vị...
Để phòng ngừa bệnh, thực hiện bấm khu phản xạ tá tràng hằng ngày:
Vùng phản xạ tá tràng ở cả hai bên chân, dưới 4/8 trên tính từ ngón chân cái đến gót chân, gần đầu dưới xương bàn chân 1, phía dưới khu phản xạ dạ dày và tụy. Chân bên phải chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Lương y Hoàng Duy Tân (Hội Đông y Việt Nam)