Vai được tạo thành bởi 3 xương (các xương bả vai, quai xanh, và cánh tay). Với cấu trúc đặc biệt của vai giúp vai rất di động, giúp hai cánh tay hoạt động. Nhưng chính sự linh hoạt này lại khiến vai dễ tổn thương.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau, mỏi vai, có thể do vận động cổ tay và vai quá mạnh, hoặc tinh thần căng thẳng... trong đó hay gặp nhất là do gân - cơ vùng vai bị tổn thương như: căng thẳng quá mức, kéo dài do ngồi làm việc, lao động không đúng tư thế. Cũng có thể tư thế lao động nhiều không thay đổi như: khuân vác nặng, cấy, cày, gùi,…. hoặc nằm ngủ không thoải mái gây chèn ép vai...
Tuy nhiên nó cũng có thể tiềm ẩn dấu hiệu của bệnh dạ dày, đường ruột và bệnh nội tạng khác, cho nên khi vai đau không rõ nguyên nhân hoặc đau kéo dài, thì phải kiểm tra sức khỏe tổng quát một lần.
Bấm “huyệt” tay trị ngay vai đau mỏi |
Huyệt trị đau vai có hiệu quả nhất là huyệt Hợp cốc, Cảnh đỉnh điểm. Chỉ cần kích thích huyệt Hợp cốc, cảnh đỉnh điểm có thể đỡ đau mỏi vai ngay, nhưng phải kích thích mạnh, bấm mạnh. Nếu đau vai mạn tính, có thể dùng điếu ngải hơ (cứu) sẽ có hiệu quả tốt.
Huyệt Hợp cốc có hiệu quả rất tốt đối với điều trị vai cứng đờ do hoạt động quá sức gây ra. Nếu đau vai do bệnh nội tạng như hen suyễn, bệnh tim gây ra, có thể kích thích ‘Khái suyễn điểm’.
Đau vai do bộ phận sinh dục khác thường gây ra thì kích thích “Tâm quý điểm”. Có thể dùng điếu ngải hơ (cứu) để trị. Kích thích không những có thể hết đau vai, còn có thể làm cho tinh thần sảng khoái.
Tư thế cần tránh trong sinh hoạt để phòng chứng đau cổ vai:
- Căng cổ ngước nhìn lên cao trong thời gian dài.
- Xoay đầu thường xuyên về bên đau.
- Nâng hoặc kéo một vật với cổ gập.
- Học hoặc đọc sách với tư thế cổ gập trong thời gian dài.
- Ngủ với gối cao hoặc nhiều gối...
LY Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai)