Y học và đời sống

Bác sĩ mách bí quyết giảm cơn đau viêm dạ dày cấp

  • Tác giả : Bác sĩ Đinh Minh Trí
Viêm dạ dày cấp là tình trạng bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra với mọi đối tượng, giới tính và độ tuổi. Triệu chứng bệnh xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Về lâu dài, nếu tình trạng viêm không được chẩn đoán, điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

Biểu hiện của viêm đau dạ dày dễ bị bỏ qua

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc bao tử bị viêm hoặc kích ứng đột ngột, gây đau dữ dội và dai dẳng. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan đã kích hoạt phản ứng miễn dịch, thu hút các tế bào bạch cầu đến vị trí tổn thương, gây viêm.

Mức độ nghiêm trọng càng cao, viêm dạ dày cấp tính càng có nguy cơ sẽ tiến triển thành tình trạng ăn mòn, tạo nên vết loét cùng những vùng xuất huyết nhỏ bên trong niêm mạc.

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trung niên và người già. Viêm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chấn thương, vi khuẩn, virus xâm nhập, căng thẳng hoặc chế độ ăn uống…

Một số trường hợp viêm dạ dày cấp không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu phổ biến sau:

- Dạ dày đau hoặc khó chịu.

- Ợ nóng.

- Ăn mất ngon.

- Buồn nôn, ói mửa.

- Nôn ra máu (xảy ra khi viêm dẫn đến rách hoặc hình thành vết loét sâu trong niêm mạc dạ dày).

- Giảm cân bất thường.

- Sốt.

- Cảm giác đầy bụng bất thường

- Cảm thấy no quá nhanh sau khi ăn.

- Đi đại tiện phân đen.

Các vị trí thường gây đau dạ dày - Ảnh minh họa

Các vị trí thường gây đau dạ dày - Ảnh minh họa

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính

Bệnh viêm dạ dày cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình phải kể đến như:

Nhiễm vi sinh vật: Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên viêm bao tử cấp. Nhiễm vi sinh vật cụ thể chiếm đến ⅔ dân số thế giới. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, virus, nấm… khác cũng là tác nhân nhưng không chiếm tỉ lệ cao.

Phản ứng chống lại các yếu tố gây kích ứng: Trào ngược mật: Mật được đào thải tự nhiên vào ruột non để hỗ trợ tiêu hóa, nếu vô tình di chuyển đến dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc.

Tiêu thụ rượu bia: Đồ uống có cồn gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm.

Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Thuốc giảm đau, chẳng hạn như Aspirin, Ibuprofen… có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày do ức chế các chất bảo vệ được gọi là Prostaglandin. Việc lạm dụng uống thường xuyên với liều lượng cao sẽ dẫn đến viêm.

Chất sắt: Sắt có khả năng gây tổn hại cho niêm mạc bao tử nếu uống lúc bụng đói.

Rối loạn hệ miễn dịch: Đây là một sự cố của hệ thống miễn dịch, gây ảnh hưởng đến các tế bào niêm mạc dạ dày. Về lâu dài, phản ứng này sẽ khiến hàng rào bảo vệ bao tử bị bào mòn.

Theo đó, viêm dạ dày cấp do rối loạn hệ miễn dịch thường xảy ra phổ biến ở những người mắc tiểu đường loại 1, bệnh Hashimoto, cơ thể thiếu hụt Vitamin B12…

Biến chứng của đau dạ dày - Ảnh minh họa

Biến chứng của đau dạ dày - Ảnh minh họa

Vấn đề về mạch máu: Các dị dạng hiếm gặp của mạch máu hay biến chứng từ suy tim mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu vận chuyển đến dạ dày. Trong một số trường hợp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao tử cấp tính.

Thiếu máu cục bộ: Khi lượng máu cung cấp cho dạ dày không đủ, tình trạng viêm có thể xảy ra. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:Lạm dụng thuốc Cocaine; Mất nước nghiêm trọng; Nhiễm trùng huyết; Chấn thương hoặc bỏng nặng.

Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm: Tình trạng dị ứng thực phẩm trong bao tử sẽ khiến cho lượng bạch cầu tăng cao, gây kích ứng, tổn thương niêm mạc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày cấp.

Bệnh u hạt: Viêm bao tử cấp có thể là biến chứng của bệnh u hạt. Tình trạng bệnh lý này ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn thương dạ dày.

Bác sĩ Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

Bác sĩ Đinh Minh Trí