Viêm phế quản - phổi do vi khuẩn ở mũi họng hoặc thứ phát sau các nhiễm khuẩn do virus khu trú ở đường hô hấp trên, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng: Thời kỳ đầu: Đột ngột hoặc sau một vài ngày viêm họng, viêm đường hô hấp trên, sổ mũi, ho sốt nhẹ, nhưng toàn trạng còn tốt.
Thời kỳ toàn phát: khó thở nhanh, khó thở cả hai thì, có hiện tượng co kéo lồng ngực và cơ ức đòn chũm, cánh mũi phập phồng, sắc mặt tái nhợt, tím tái quanh môi và có khi tím tái cả đầu chi, có thể vật vã, li bì, suy hô hấp xuất hiện.
Viêm phổi: Giai đoạn khởi phát: 1-2 ngày đầu của bệnh có sốt, sợ lạnh, ít hoặc không có mồ hôi, nhức đầu, miệng hơi khát, hơi thở gấp, đờm ít, đau ngực.
Giai đoạn toàn phát: chưa có biến chứng, nhiễm độc thần kinh, nhiệt nung nấu Phế khí: Sốt cao, mặt đỏ, không mồ hôi, khát, ho đờm vàng hoặc có dính máu, khó thở, cánh mũi phập phồng, đau ngực nhiều hơn.
Giai đoạn toàn phát có biến chứng (mất nước, nhiễm độc thần kinh): nhiệt nhập tâm bào: sốt cao kéo dài, nặng về đêm, khát nhiều, vật vã, nói lảm nhảm, có khi tinh thần mê sảng, khó thở, thở nhanh gấp, đờm khò khè, ho ra đờm có khi dính máu, chân tay co giật, miệng khô.
Bấm phản xạ là một liệu pháp tốt trong các bệnh này. Xoa bóp hoặc bấm khu phản xạ phổi và chi khí quản, thực đạo và khí quản, các điểm bạch huyết, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, họng và thanh quản. Thời gian thực hiện mỗi điểm 30 giây, riêng khu phổi 2 phút.
Bệnh mạn: Cần phục hồi thêm các cơ quan nội tạng như bấm thêm các khu phản xạ: Thận, dạ dày, tim, tuyến sinh dục.
Nặng ngực nhiều: Bấm thêm khu phản xạ: Ngực, tim.
Choáng váng: Bấm thêm Điểm thăng bằng cơ thể.
Nhức đầu: Bấm thêm các Khu phản xạ đầu, tùy triệu chứng mà chọn vùng phản xạ.
Lưu ý: Đối với trẻ em khi bấm ần lực nhẹ, thường kết quả nhanh và tốt.
13 - Tuyến cận giáp
14 - Phổi và chi khí quản
21 - Tuyến thượng thận
33 - Tim
36 - Tuyến sinh dục
39 - Hạch Bạch huyết vùng ngực
40 - Hạch Bạch huyết vùng bụng
41 - Hạch Bạch huyết
42 - Chóng mặt
43 - Ngực
48 - Họng và Thanh quản
70 - Hạch Bạch huyết toàn thân