Chữa bệnh không dùng thuốc

8 loại đồ uống giúp hỗ trợ trị ho, giảm đau họng hiệu quả

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Ho là một phản xạ rất tốt của cơ thể giúp đẩy đàm nhớt, dị vật, bụi bẩn, thậm chí cả vi trùng ra ngoài. Đây là cách cơ thể phản ứng để làm sạch đường thở, nhưng nếu ho nhiều, kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, người bị viêm họng cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lựa chọn các thức uống trị đau họng để hỗ trợ điều trị.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thức uống giúp cải thiện tình trạng ho của bạn hiệu quả:

Trà mật ong, chanh

Mật ong có tính kháng khuẩn, được sử dụng như phương thuốc tự nhiên để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Cùng với tác dụng làm dịu đau họng, mật ong còn hỗ trợ giảm ho, nhất là vào ban đêm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để pha trà mật ong, hãy thêm một thìa mật ong nguyên chất cùng một thìa nước cốt chanh vào cốc nước nóng, đợi hỗn hợp nguội rồi thưởng thức.

Trà rễ cam thảo

Rễ cam thảo chứa các hợp chất hỗ trợ giảm một số triệu chứng bao gồm ho, nhiễm trùng và các vấn đề về tiêu hóa. Các hợp chất này còn có công dụng long đờm, giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy. Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng rễ cam thảo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách pha trà rễ cam thảo: Cho rễ cam thảo cắt nhỏ vào nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Để nguội trong vài phút, sau đó lọc lấy nước trước khi dùng.

Nước táo ấm

Táo có tác dụng nâng cao sức đề kháng tổng thể, giúp cơ thể chống chọi với bệnh nhiễm trùng gây ho, đồng thời có thể làm dịu và giảm ứ đờm.

Tắc chưng đường phèn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quả tắc (quả quất) chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus, giúp trị ho, long đờm hiệu quả. Vì vậy, để giảm ho, có thể rửa sạch rồi cắt đôi một vài quả tắc, sau đó đem hấp cách thủy với đường phèn và uống trong ngày ngay khi còn ấm.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường có tác dụng giúp ngủ ngon, hỗ trợ an thần. Bên cạnh đó, loại trà này còn có công dụng giúp giảm ho hiệu quả. Trà hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch làm giảm khả năng bị cảm lạnh và ho.

Trà bạc hà

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trà bạc hà là loại trà thường được sử dụng nhiều để trị ho do lá bạc hà chứa tinh dầu menthol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Bên cạnh đó, trà bạc hà có thể chống lại các triệu chứng xoang bị tắc do nhiễm trùng, cảm lạnh và dị ứng thông thường.

Nước lá tía tô

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, đau họng, viêm họng hiệu quả. Dùng nước lá tía tô có thể làm ấm họng, ấm cơ thể, xoa dịu chứng đau họng. Chỉ cần lấy vài lá tía tô, rửa sạch vắt lấy nước, uống vài ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Trà quế

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Đông y, quế tính ấm, vị đắng ngọt, mùi thơm. Có tác dụng kháng viêm, sát trùng, diệt khuẩn, làm ấm cổ họng, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng trà quế làm thức uống trị đau họng cũng là một trong những phương pháp giúp cải thiện chứng đau họng đơn giản, dễ áp dụng.

Những lưu ý khi dùng thức uống trị đau họng

Dùng thức uống trị đau họng là phương pháp chữa đau họng an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi áp dụng sử dụng các loại thức uống trên cần lưu ý những vấn đề sau:

- Chỉ nên dùng với lượng nhất định, sử dụng quá ít sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại, uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hoạt động của các cơ quan khác.

- Bên cạnh việc sử dụng các loại thức uống, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các thực phẩm kích thích cổ họng.

- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng đau họng.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, đặc biệt, ngủ đủ giấc còn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch. Khi bị đau họng, tốt nhất nên ngủ từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày.

Giang Thu (T/H)