Độc tố trong củ cải trắng
Ảnh minh họa |
Củ cải trắng chứa độc tố Furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Chính vì thế, khi chế biến hãy nên gọt thật sạch vỏ đi và bỏ hết những phần hư hỏng đi nhé. Bên cạnh đó, khi được nấu chín, nhiệt độ cũng làm độc tố trong củ cải biến mất không còn nữa.
Độc tố trong măng
Xyanua là chất gây độc trong măng nhiều nhất. Nếu như ai ăn phải chất độc này nhiều có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì thế khi mua măng tươi, chúng ta nên đặc biệt chú ý những điểm sau:
Khi mua măng về phải ngâm qua nước ít nhất trên 2 giờ và được luộc qua với nước sôi để loại bỏ chất độc.
Hạn chế ăn các loại măng chua, bởi vì trong măng chua chứa một ít chất xyanua còn sót lại khi kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ (nấm mèo) tươi là một loại rau quen thuộc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là một vị thuốc Đông Y có vị ngọt tính bình, đi vào đại tràng, thận, can và các kinh tỳ vị. Sử dụng mộc nhĩ làm mát máu và giúp ngừng chảy máu do trầy xước, va đập.
Ảnh minh họa |
Thế nhưng, trong loại thực phẩm này lại chứa chất porphyrin vốn nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, sau khi ăn mộc nhĩ tươi, bạn có thể sẽ bị ngứa, viêm da, thậm chí là phù và đau nhức nếu ra ngoài trời nắng.
Do đó, chúng ta không nên ăn mộc nhĩ tươi mà thay vào đó hãy chọn những mộc nhĩ khô. Đó là vì trong quá trình phơi, nắng nóng sẽ loại bỏ lượng lớn thành phần porphyrin ra khỏi mộc nhĩ. Khi sử dụng mộc nhĩ khô, chúng ta thường ngâm với nước để chúng nở ra. Việc này góp phần loại bỏ số porphyrin còn sót lại trong mộc nhĩ.
Củ gừng thối
Gừng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong ẩm thực Việt vì hương vị cay, thơm đặc trưng và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, khi củ gừng thối sẽ sinh ra một loại độc tố có tên gọi là safrol. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây thoái hoá và hoại tử một số loại tế bào mô trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư thực quản.
Ảnh minh họa |
Một điểm cần lưu ý, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi gừng đã bị hỏng dù chỉ một phần nhỏ, thì toàn bộ củ gừng đã chứa độc tố shikimol. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nên vứt bỏ hoàn toàn củ gừng ngay cả khi chúng chỉ hỏng một phần ít.
Giá đỗ không rễ
Giá đỗ là loại thực phẩm rất phổ biến, có chứa nhiều chất dưỡng tốt cho cơ thể. Thế nhưng, bên cạnh phương pháp làm giá đỗ truyền thống, thì hiện nay giá đỗ còn có thể sản xuất bằng cách ủ thuốc. Loại giá này thường chứa nhiều chất độc, tích lũy trong thời gian dài có thể sẽ gây ra các bệnh ung thư.
Ảnh minh họa |
Do đó, khi mua giá đỗ, bạn hãy chọn loại giá được sản xuất theo phương pháp truyền thống để bảo vệ sức khoẻ. Có thể phân biệt hai loại giá này dựa vào đặc điểm của chúng. Giá ủ theo cách truyền thống sẽ chặt, đầy đủ thân, lá mầm và rễ. Rễ của loại giá này dài như sợi chỉ, không to, không bóng.
Đối với giá được làm bằng phương pháp ủ thuốc, cọng giá thường ngắn, thân mập, rễ rất ngắn hoặc thậm chí không có rễ. Không nên sử dụng loại giá này để tránh những mối nguy hiểm cho sức khoẻ.
Bí ngô để lâu
Ảnh minh họa |
Bí ngô có hàm lượng đường cao, nếu để lâu cùi sẽ bị phân giải kỵ khí, sau khi ăn có thể gây ngộ độc, biểu hiện là chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược toàn thân, nôn mửa nhiều, tiêu chảy. Nếu bí bị thối sẽ có mùi như mùi rượu chứng tỏ nó đã bị biến chất, không nên ăn.
Độc tố từ sắn
Ảnh minh họa |
Không chỉ măng mà sắn cũng là một loại thực phẩm phổ biến, quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong sắn có hàm lượng độc tố axit cyanhydric rất cao khiến người ăn phải nó sẽ bị ngộ độc sắn, say sắn. Loại chất độc này có khả năng bay hơi tốt, dễ bị hòa tan trong nước. Vậy nên nếu sơ chế đúng cách thì có thể giảm một lượng lớn chất độc có trong sắn.