Kiên trì xoa bụng mỗi ngày, chị em sẽ nhận được lợi ích diệu kỳ. Ảnh minh họa |
Xoa dịu gan giảm phiền muộn, tâm trạng tốt
Gan trong cơ thể con người chi phối sự vận động của khí, khi khí vận động không thông suốt, tà khí sẽ có xu hướng ở lại vùng gan gây sưng đau hai bên sườn, bứt rứt, mất ngủ, mộng mị, chóng mặt, kinh nguyệt không đều...
Ấn và xoa bụng có lợi cho khí huyết ở gan lưu thông, kích thích các huyệt ở hai bên sườn, có tác dụng làm dịu gan, giảm phiền muộn.
Cách làm: Dùng lòng bàn tay xoa theo chiều lên xuống trong khu vực của gan. Tốc độ 3 lần/giây cho đến khi vùng bụng đó nóng lên. Tiếp đó, dùng lòng bàn tay xoa bóp theo chiều kim đồng hồ ở hai bên bụng, từ đầu 2 mạng sườn xéo xuống dưới rốn, ấn và xoa khoảng 30 lần.
Giảm táo bón
Ruột của con người có dạng gấp khúc, uốn lượn, chất thải phải di chuyển một quãng đường tương đối dài mới được đào thải ra khỏi cơ thể. Nhu động ruột của con người không tốt, chất thải dễ tích tụ, gây ra táo bón.
Xoa bụng đúng cách có thể làm tăng áp lực vùng bụng, kích thích dây thần kinh trực tràng, thúc đẩy quá trình thải phân và cải thiện tình trạng táo bón.
Giúp ngủ ngon
Những người khó ngủ có thể massage vùng bụng trước khi đi ngủ để giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngăn ngừa chứng mất ngủ. Mặc dù xoa bụng có tác dụng tốt với sức khỏe cơ thể, nhưng phải thực hiện đúng thời điểm, không nên xoa bụng sau khi ăn no.
Thời điểm xoa bụng thích hợp nhất là trước khi đi ngủ, buổi sáng sau khi thức dậy và sau khi ngủ trưa. Ba thời điểm này là khoảng thời gian phù hợp nhất, bụng sẽ bớt bị áp lực hơn. Khi xoa bụng nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, không tác động quá mạnh lên bụng.
Điều hòa lá lách và dạ dày
Người có lá lách và dạ dày yếu thường gặp tình trạng đầy bụng, chướng bụng. Việc massage bụng nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Khi đó, thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, cảm giác đầy bụng cũng sẽ giảm đi nhiều.
Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ bụng
Các động tác xoa bụng, ấn vào các vị trí khác nhau trên vùng bụng được cho là có tác dụng khai thông mao mạch dưới da, từ đó thúc đẩy việc đào thải mỡ thừa dưới da, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa.
Việc xoa bụng giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất, thúc đẩy việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể, đánh tan mỡ bụng từ bên trong.
3 thời điểm không nên xoa bụng
Vừa ăn xong
Sau khi ăn xong, dạ dày phải làm việc nhiều để tiêu hóa thức ăn. Nếu xoa bụng một cách tùy tiện không những không thúc đẩy tiêu hóa và lưu thông máu mà còn gây ra một số kích thích cho dạ dày, gây khó chịu ở bụng, chuột rút thậm chí là ói mửa. Tốt nhất là chỉ nên xoa bụng sau khi ăn 30 phút.
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, do yếu tố sinh lý mà khí huyết dễ bị thất thoát, xoa bụng tùy tiện sẽ đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu dẫn đến khí huyết thất thoát nhanh hơn, điều này hiển nhiên không tốt cho việc duy trì và phục hồi kinh nguyệt.
Những người vừa mới phẫu thuật vùng bụng hoặc bị đau bụng cấp tính
Để tránh những rắc rối không cần thiết như vết thương bị mưng mủ, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương, những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật vùng bụng tốt nhất không nên tùy tiện xoa bụng.
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính ở bụng như khối u, viêm ruột, đau dạ dày cũng không nên xoa bụng, kẻo làm nặng thêm tình trạng bệnh.